Khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 61 - 64)

Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, thực tiễn triển khai thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQCSĐT cũng đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định cần khắc phục. Có thể nêu như:

- Thứ nhất, về tổ chức CQCSĐT. Triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị và Nghị định số 01/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Cơng an; theo đó, cơ cấu, tổ chức bộ máy của Bộ Cơng an có nhiều thay đổi trong đó có tổ chức bộ máy của CQCSĐT các cấp. Hiện nay, Bộ Cơng an khơng bố trí cấp tổng cục (trong đó có Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh) và không tổ chức Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu ở cấp bộ và Phịng Cảnh sát điều tra tội phạm về bn lậu ở cấp tỉnh. Do vậy, một số nội dung của Luật

TCCQĐTHS năm 2015 khơng cịn phù hợp với tổ chức bộ máy mới của Bộ Cơng an trong đó có hệ thống tổ chức bộ máy của CQCSĐT các cấp trong CAND.

- Thứ hai, khoản 2 Điều 20 Luật TCCQĐTHS năm 2015 quy định

nhiệm vụ, quyền hạn của CQCSĐT Công an cấp tỉnh: “Tiến hànhđiều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện xảy ra trênđịa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngồi nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra”.

Tiếp đó, tại khoản 2 Điều 19 Luật TCCQĐTHS năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CQCSĐT Bộ Công an: “Tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thànhphố trực thuộc trungương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; các vụ ánđặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyềnđiều tra củaCQCSĐT do Hộiđồng Thẩm phánTAND tối cao hủyđể điều tra lại”.

Từ những quy định trên có thể thấy, CQCSĐT cấp trên có quyền điều tra những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT cấp dưới nếu thấy “cần” trực tiếp điều tra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy chưa có quy định nào giải thích rõ khi nào là “cần”, khi nào thì “khơng cần” trực tiếp điều tra. Điều này sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, tùy tiện vận dụng trong thực tiễn. Mặt khác, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đã được quy định, giải thích trong BLHS và một số văn bản. Tuy nhiên, khái niệm tội phạm “phức tạp” thì chưa được văn bản nào giải thích. Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu thêm để tránh tùy nghi vận dụng trong thực tiễn.

Những bất cập trên sẽ dẫn đến làm giảm vai trò của các cơ quan cấp trên trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất; đồng thời nó cịn tạo ra những xáo trộn khơng nhỏ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến số lượng lớn vụ án phải ủy quyền cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.

- Thứ ba, chủ trương tăng thẩm quyền cho CQCSĐT Công an cấp huyện là

cần thiết. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng cho thấy hiện nay CQCSĐT Công an cấp huyện điều tra giải quyết một số lượng án lớn (trên 80% số lượng án của toàn

việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kinh phí nghiệp vụ, đặc biệt là số lượng ĐTV để đáp ứng số lượng án quá lớn của cơ quan này. Chính vì vậy, kết quả hoạt động điều tra của CQCSĐT chưa mang lại hiệu quả cao và nhiều mục tiêu chưa đạt được.

- Thứ tư, chưa phân định rành mạch giữa thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong điều tra hình sự. Luật

TCCQĐTHS năm 2015 quy định theo hướng các CQCSĐT trong CAND vẫn được tổ chức nằm trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Bộ Cơng an. Việc quy định như trên nhằm bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt đối với cơng tác phịng, chống tội phạm. Thực tế đã cho thấy, dưới dự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của các cấp ủy, đảng, CQCSĐT các cấp trong CAND đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ điều tra hình sự đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 07/07/2007 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng. Tuy nhiên, với việc quy định CQCSĐT nằm trong các cơ quan quản lý nhà nước thì bên cạnh chức danh tư pháp, lãnh đạo CQCSĐT, ĐTV, cán bộ điều tra cịn giữ các vị trí, chức vụ khác trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Bộ Cơng an, chịu sử quản lý, chỉ đạo song trùng cả về hành chính và tư pháp. Bên cạnh đó, CQCSĐT các cấp trong CAND thuộc biên chế của lực lượng vũ trang. Theo đó, ngồi việc tuân thủ các quy định của pháp luật thì lãnh đạo Cơ CQCSĐT, ĐTV, cán bộ điều tra còn phải chịu sự chi phối, quản lý của các mệnh lệnh, chỉ thị của lực lượng vũ trang mang tính hành chính nhà nước. Điều này dẫn đến việc phân định rành mạch giữa quyền quản lý hành chính nhà nước với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong tổ chức, hoạt động của CQCSĐT đơi lúc cịn chưa rõ ràng.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ ánhình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)