Theo quy định tại Điều 19, 20, 21 Luật TCCQĐTHS năm 2015, CQCSĐT có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của của CQĐT trong QĐND, của CQĐT VKSND tối cao và của CQANĐT trong CAND.
Với quy định trên, để có thể xác định được cụ thể những tội phạm nào quy định trong các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV cuả BLHS thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT thì trước hết phải xác định thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND, CQĐT của VKSND tối cao và của CQANĐT trong CAND.
Thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND được xác định bởi thẩm quền xét xử của Toà án quân sự. Trên cơ sở quy định của Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự năm 2002, thì trong số các tội phạm được quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS, CQĐT trong QĐND có quyền điều tra những tội phạm mà bị can là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý; bị can là người không thuộc các đối tượng nêu trên mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội [53].
30, Điều 31 Luật TCCQĐTHS năm 2015 và điểm g khoản 3 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014. Theo đó, trong số các tội phạm được quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS, CQĐT của VKSND tối cao có quyền điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật.
Thẩm quyền điều tra của CQANĐT trong CAND được quy định tại Điều 16, Điều 17 Luật TCCQĐTHS năm 2015. Theo đó, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; tiến hành điều atrvụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.
2.1.2. Quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong Công an nhân dân