Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 78 - 87)

Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQCSĐT trong CAND theo quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật TCCQĐTHS năm 2015 được quy

bày ở trên. Để khắc phục một số bất cập về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND, tơi mạnh dạn có một số đề xuất sau:

3.3.1. Xác định rõ ràng thẩm quyền điều tra giữa các cấp CQCSĐT để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp thẩm quyền điều tra như hiện nay

Theo quy định thì CQCSĐT Cơng an cấp tỉnh có thể lấy lên để trực tiếp điều tra những vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện, khi thấy cần thiết; CQCSĐT Bộ Cơng an có thể lấy lên để trực tiếp điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh khi xét thấy cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào hướng dẫn rằng đối với những vụ án như thế nào thì sẽ được xem là cần thiết được tiến hành điều tra bởi CQCSĐT Công an cấp tỉnh, cấp Bộ hoặc những vụ án như thế nào thì sẽ được coi là phức tạp. Do vậy để tránh sự tuỳ tiện, thiếu tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn về những nội dung này.

Từ thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy với những vụ án sau đây thì nên được coi là "cần thiết”, "phức tạp” để cần được tiến hành điều tra ở Cơ quan Cảnh sát điều Công an cấp tỉnh, ở Bộ Công an: vụ án mà hành vi phạm tội diễn ra thuộc nhiều địa bàn; đối tượng phạm tội trong vụ án thuộc nhiều địa phương; đối tượng phạm tội là người có nhân thân đặc biệt; việc xử lý vụ án có liên quan đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại của địa phương, của đất nước; vụ án có khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ, xác định hậu quả, vận dụng pháp luật; tội phạm xử dụng công cụ, phương tiện hiện đại, công nghệ cao; vụ án mà nếu để cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương xử lý sẽ khó đảm bảo tính khách quan; vụ án có yếu tố nước ngồi cần có sự tương trợ tư pháp của các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác.

3.3.2. Đổi mới tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

Đối với CQCSĐT Công an cấp huyện, do các đơn vị hành chính cấp huyện có số lượng tội phạm xảy ra khác nhau, cơ cấu tội phạm khơng đồng đều, vì vậy khi phân bổ ĐTV cho CQCSĐT Công an cấp huyện cần phải căn cứ vào thực tế tình hình tội phạm, khối lượng cơng việc để bố trí, sắp xếp ĐTV cho từng đơn vị trong CQCSĐT cho hợp lý, bảo đảm đúng người, đúng việc, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nhân lực của CQCSĐT. Hiện nay, CQCSĐT Công an cấp huyện thụ lý, giải quyết trên 80% số vụ án hình sự xảy ra nhưng chỉ được phân bổ 67,9% số ĐTV của lực lượng CSĐT là chưa đáp ứng được yêu cầu điều ra, xử lý tội phạm tại cơ sở. Đề nghị Bộ Cơng an cần có sự điều chỉnh lại cho hợp lý.

3.3.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chun mơn cho đội ngũ Điều tra viên

Việc xây dựng, tổ chức đội ngũ ĐTV có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chun mơn vững vàng, có bản lĩnh nghiệp vụ và đặc biệt là có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tội phạm là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm. Do vậy, phải chú trọng công tác tuyển chọn ĐTV ngay từ khâu tạo nguồn bổ nhiệm, lựa chọn cán bộ, đào tạo cán bộ và sử dụng cán bộ về cơng tác điều tra vụ án hình sự. Tổ chức triển khai thi hành nghiêm túc, hiệu quả quy định của Luật TCCQĐTHS nawmm 2015 về thi tuyển, thi nâng ngạch ĐTV, Bộ Công an cần phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan chuẩn hóa các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, đối tượng thi tuyển, thi nâng ngạch; nội dung kiểm tra bắt buộc phải có kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn thơng qua hình thức thi viết và trắc nghiệm. Sau khi đã trúng tuyển và được bổ nhiệm, DDTV cần được thường xuyên bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ điều tra; thường

đảm thống nhất về nhận thức. Do đặc thù cơng việc địi hỏi có tính chun mơn, chun sâu nên cần hạn chế luân chuyển ĐTV sang môi trường công tác mới để họ có điều kiện nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm nghiệp vụ. Đây là một giải pháp hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, nhận thức pháp luật không đúng đắn, thống nhất là nguyên nhân quyết định dẫn đến việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ; cùng với những nguyên nhân khác nó làm cho người tiến hành tố tụng khơng phát huy hết ý thức trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ [51, tr.144].

Bên cạnh đó cũng cần chú trọng thực hiện tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ ĐTV. Thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm cho thấy, ĐTV trước hết phải là những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, chịu được áp lực cơng việc và phải có trách nhiệm cao trong cơng việc. Một yếu tố quan trọng khác đó là cần quan tâm đến điều kiện sống, nâng cao mức lương của ĐTV, bảo đảm có thể duy trì cuộc sống ổn định để họ toàn tâm, tồn ý trong khi thực hiện nhiệm vụ, khơng bị đồng tiền và lợi ích cám dỗ, dẫn lối.

Cần có chế độ, chính sách đặc thù, đặc biệt là lương, phụ cấp của ĐTV trực tiếp thực hiện cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm phải cao hơn so với mức lương, phụ cấp trung bình, tương xứng với trọng trách họ được giao; đồng thời cần thành lập quỹ bồi thường cho người bị oan trong TTHS để ĐTV yên tâm trong công tác điều tra, xử lý tội phạm.

3.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại phục vụ hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Trên cơ sở định hướng chung về cở sở vật chất cho các cơ quan tư pháp được các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp đề cập là: tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan, cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng hiện đại, không để lạc hậu so với phương tiện hoạt động của bọn

tội phạm. Trong việc xây dựng, trang bị cần đón đầu, tiếp cận ngay với những trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong điều kiện cho phép. Bộ Công an cần từng bước xây dựng đầy đủ trụ sở làm việc cho CQCSĐT các cấp đảm bảo khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi phục vụ hoạt động; trụ sở CQCSĐT phải có các hạng mục cơ bản sau đây: nhà tạm giữ, phịng tạm giữ hành chính, phịng tạm giam đối với những địa bàn ở xa trại tạm giam của Cơng an cấp tỉnh, phịng hỏi cung và phịng lấy lời khai có lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh, kho bảo quản vật chứng.

Trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho CQCSĐT và đội ngũ ĐTV như phương tiện đi lại, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác điều tra, thu thập dấu vết, chứng cứ (ô tô, xe máy, camera, máy ảnh, máy tính, các dụng cụ bảo hộ khác...). Đặc biệt cần trang bị thiết bị công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao như thành lập trung tâm chỉ huy điều tra, hỏi cung, lấy lời khai bằng hình thức ghi âm, ghi hình có âm thanh, vừa đảm bảo tính khách quan, chính xác, vừa chống phản cung, thơng cung, chống bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động hỏi cung, lấy lời khai...

Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ điều tra; cập nhật đầy đủ, thường xuyên, kịp thời và khai thác có hiệu quả các thơng tin, dữ liệu về chính sách của Đảng, Nhà nước về hệ thống pháp luật của Việt Nam và quốc tế; xây dựng mạng thông tin thông suốt từ CQCSĐT Bộ Công an đến CQCSĐT Công an cấp huyện, từng bước xây dựng hệ thống CQCSĐT ''điện tử''; thực hiện số hóa hồ sơ vụ án hình sự để khai thác, lưu trữ, bảo quản lâu dài [51, tr.147].

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện các Đề án về tăng cường năng lực cho CQĐT các cấp trong CAND (trong đó có CQCSĐT); Đề án ghi âm, ghi

bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; dự án xây dựng tàng thư gen tội phạm quốc gia; dự án xây dựng trung tâm thông tin quốc gia về tội phạm; dự án đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật các cơ sở giam giữ và cần lập, thực hiện đề án: “Tăng cường tiềm lực tồn diện cho Cơng an cấp huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Hiện nay, kinh phí phục vụ cho hoạt động điều tra đã được tăng cường một cách đáng kể. Tuy nhiên, mức đầu tư kinh phí như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình, mức duyệt kinh phí điều tra hằng năm thường thấp hơn so với mức dự toán đăng ký nhu cầu. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường kinh phí cho cơng tác điều tra tội phạm để đảm bảo đủ so với nhu cầu thực tế.

Ngoài ra trong thời gian tới cần tổ chức sơ kết tồn bộ q trình thực hiện BLTTHS năm 2015, Luật TCCQĐTHS năm 2015 để đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn, vướng mắc để từ đó có phương án khắc phục, đáp ứng yêu cầu cơng tác điều tra hình sự trên thực tiễn.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu tại Chương 2, tác giả đã dự báo tình hình tội phạm trong những năm tiếp theo, đưa ra những quan điểm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND dựa trên yêu cầu thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và quy định của Hiến pháp năm 2013... Qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị được đưa trong chương này tập trung nhằm hoàn thiện các quy định về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND. Những giải pháp, kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở những bất cập, hạn chế đã được chỉ ra trước đó. Do đó, những giải pháp, kiến nghị

trong Chương 3 là hồn tồn có cơ sở vững chắc và có giá trị trong việc hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND - cơ quan tiến hành tố tụng có số lượng vụ án hình sự thụ lý điều tra hàng năm cao nhất.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu về CQCSĐT, đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thẩm quyền điều tra nói chung, của CQCSĐT trong CAND nói riêng, đánh giá thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND theo quy định của pháp luật hiện hành, đề tài đã đưa ra một số đề xuất giải pháp cụ thể góp phần hồn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND. Theo đó, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể khái quát như sau:

1. Đưa ra khái niệm thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQCSĐT trong CAND và căn cứ để phân định thẩm quyền điều tra của CQĐT nói chung, của CQCSĐT trong CAND nói riêng. Từ đó khẳng định thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQCSĐT trong CAND chính là quyền tiến hành điều tra vụ án hình sự của CQCSĐT trong CAND. Căn cứ để phân định thẩm quyền điều tra điều tra giữa cac CQCSĐT có bốn căn cứ cơ bản là chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của ngành, của đơn vị; thẩm quyền xét xử của TAND các cấp; địa giới quản lý hành chính nhà nước và đối tượng phạm tội.

2. Đề tài đã khái quát cơ sở pháp lý và phân tích pháp luật thực định về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQCSĐT trong CAND; đánh giá thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra và những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND, qua đó khẳng định thuận lợi là cơ bản. Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể, rõ ràng và hợp lý hơn về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cịn một số vướng mắc về mặt pháp luật cần được quan tâm giải quyết.

3. Phân tích, đánh giá tình hình tội phạm ở nước ta trong những năm gần đây cùng với những quan điểm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND, tác giả đưa ra những đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của CQCSĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)