Thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 55 - 59)

- Thực tiễn triển khai mơ hình tổ chức thực hiện thẩm quyền điều tra mới: ngay sau khi BLTTHS năm 2015 và Luật TCCQĐTHS năm 2015 được ban hành, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Cơng an, Cơng an các

đơn vị, địa phương đã nhanh chóng tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện, trong đó đặc biệt chú trọng là tổ chức lại mơ hình CQĐT và thực hiện thẩm quyền điều tra mới. Để thực hiện cơng việc đó, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của BLTTHS số 101/2015/QH13, Luật TCCQĐTHS số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13; Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06/8/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Cơng an; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 09/3/2016 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật TCCQĐTHS; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 985/QĐ-BCA ngày 24/3/2016 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật TCCQĐTHS trong CAND, Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BCA ngày 19/11/2018 của Bộ Công an hợp nhất Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân cơng Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, thẩm quyền điều tra hình sự trong CAND và các đội điều tra thuộc CQCSĐT Công an cấp huyện và Thông tư số 26/2018/TT-BCA ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA và các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phịng CQCSĐT Bộ Cơng an, Cục Cảnh sát hình sự, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý.

Đồng thời với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương đã tích cực đơn đốc, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật nêu trên. Kết quả là, theo báo cáo đến tháng 12 năm 2018, tất cả Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai xong

Để đánh giá kết quả thực hiện cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và cơng tác điều tra tội phạm nói riêng theo thẩm quyền được giao của CQCSĐT thì trước hết cần đánh giá tình hình tội phạm diễn ra trên tồn quốc.

Theo điều tra, khảo sát trong khoảng thời gian 5,5 năm, từ năm 2014 đến hết tháng 6 năm 2019, CQCSĐT trên toàn quốc đã điều tra tổng cộng 477.453 vụ án, 694.303 bị can (chiếm 97% tổng số án thụ lý điều tra của CQĐT trong CAND), trong đó khởi tố mới 360.323 vụ án, 533.080 bị can, truy tố 305.443 vụ án, 525.213 bị can, cụ thể như sau:

Án Án về tham Án về mơi Án về cơng Án về hình sự nhũng, kinh tế, Án về ma túy Số trường nghệ cao

lượng buôn lậu

Điều tra/Bị 351.885 533.059 15.750 22.881 107.101 134.846 2.358 2.715 359 802 can Khởi tố mới/Bị 261.679 406.545 10.429 15.477 86.772 108.575 1.197 1.955 246 528 can Truy tố/Bị 213.346 402.353 8.858 16.301 81.993 104.305 1.123 1.920 123 334 can

Nguồn: Văn phịng Bộ Cơng an

Từ số liệu thống kê như trên có thể thấy, hằng năm số lượng tội phạm hình sự xảy ra là rất lớn và điều này đòi hỏi CQCSĐT với thẩm quyền được giao phải nỗ lực cao mới có thể tiếp nhận, điều tra, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật các vụ án xảy ra.

Ngoài ra, qua thống kê cho thấy tổng số ĐTV hiện nay khoảng 14.233 thì tính ra mỗi ĐTV phải thụ lý 06 vụ, riêng đối với ĐTV thuộc hệ điều tra tội

này là khá cao và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả và tiến độ của công tác điều tra tội phạm.

Đối với CQCSĐT Công an cấp huyện, từ khi thực hiện BLTTHS năm 2015, Luật TCCQĐTHS năm 2015 và đặc biệt là Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BCA thì CQCSĐT Cơng an cấp huyện đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu tố tụng hình sự. Tổ chức bộ máy của CQCSĐT Công an cấp huyện khá linh hoạt, hoạt động hiệu quả. Hằng năm số vụ án, bị can do CQCSĐT Công an cấp huyện thụ lý điều tra chiếm trên 80% vụ án, 90% bị can thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trên toàn quốc. Điều này đã tạo điều kiện cho CQCSĐT cấp trên (Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh và Cơ quan CSĐT Bộ Công an) tập trung lực lượng, phương tiện điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp và thực hiện chức năng kiểm tra, hướng dẫn.

Đến nay tuy Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương chưa tiến hành sơ kết, đánh giá chính thức về việc thực hiện thẩm quyền điều tra mới của CQĐT trong CAND nói chung, của CQCSĐT nói riêng, nhưng qua trao đổi trực tiếp với một số Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT và ĐTV trong CAND thì thấy đa số có nhận xét là mơ hình tổ chức và thẩm quyền điều tra của CQCSĐT như hiện nay là hợp lý. Yếu tố gắn kết giữa hoạt động trinh sát với điều tra tố tụng cùng với việc phân định thẩm quyền điều tra khá rõ ràng đã tạo cho công tác điều tra khám phá vụ án được nhanh chóng, thống nhất, tồn diện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi là cơ bản, thực tiễn việc thực hiện thẩm quyền điều tra của CQCSĐT vẫn còn một vài tồn tại cần khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)