Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng cơng tác cải cách tư pháp. Do đó, nhiều chủ trương lớn đã được ban hành như: Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/11/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX, X, XI. Đặc biệt, việc hoàn thiện thẩm quyền điều tra của CQCSĐT cũng cần nghiên cứu, cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền cơ bản của công dân...
Trên cơ sở các chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp có thể xác định việc hồn thiện thẩm quyền điều tra của CQCSĐT cần thực hiện các định hướng, yêu cầu sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS về thẩm quyền điều tra
của CQCSĐT phải quán triệt đầy đủ, đúng đắn quan điểm, chủ trương cải cách tư pháp thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, bao gồm: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị
số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về đề án tổ chức và hoạt động của TA, VKS và CQĐT; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT phải trên cơ sở thực tiễn, không được chủ quan, áp đặt, suy diễn; tiếp tục kế thừa những quy định đang phát huy tác dụng tích cực trong đấu tranh phịng chống tội phạm ở nước ta; khắc phục một cách căn bản những bất cập nảy sinh trong quá trình áp dụng pháp luật. Những sửa đổi, hoàn thiện pháp luật TTHS về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT phải đáp ứng yêu cầu góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đảm bảo tránh oan sai trong hoạt động điều tra, phát huy các quyền cơ bản của công dân và tất cả các hành vi phạm tội đều bị xử lý trước pháp luật [111,tr.30].
Thứ ba, q trình hồn thiện hệ thống pháp luật về thẩm quyền điều tra
của CQCSĐT phải tránh sự xáo trộn nhiều về mơ hình, tổ chức, con người; đề cao tính ổn định trong bộ máy và hoạt động. Bất kỳ mơ hình tổ chức nào cũng cũng có hai mặt: ưu điểm và hạn chế. Chính vì vậy, q trình hồn thiện pháp luật tố tụng về Cơ quan CSĐT cần giữ lại những mặt tích cực hiện có, khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết. Theo đó, cần tập trung vào những hạn chế lớn để điều chỉnh lại cho phù hợp, khơng nên thay đổi hồn toàn cũng như điều chỉnh quá lớn sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến tính ổn định, liên tục trong phịng chống tội phạm của cơ quan này.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT phải phân định được rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và ĐTV. Bên cạnh đó, cần phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT. Đồng thời, cần nghiên cứu, xem xét việc tăng quyền năng và trách nhiệm của ĐTV một cách hợp lý trong q trình điều tra vụ án hình sự.
Thứ năm, hồn thiện hệ thống pháp luật TTHS về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT phải làm sao để hoạt động trinh sát luôn gắn kết với hoạt động tố tụng, không được tách rời trong cùng một đơn vị. Trong Cơ quan CSĐT hiện nay, không thể thiếu được sự kết hợp của hai lực lượng trinh sát và điều tra. Mặt khác sự gắn kết của hai lực lượng này sẽ giúp tận dụng được nguồn nhân lực là trinh sát viên khi biên chế cho lực lượng ĐTV rất eo hẹp. Đây chính là ưu điểm của mơ hình hiện nay cần phát huy.
Thứ sáu, sự hoàn thiện pháp luật tố tụng thẩm quyền điều tra của CQCSĐT phải có sự lưu ý đặc biệt đến CQCSĐT Cơng an cấp huyện. Vì hiện nay với chủ trương tăng thẩm quyền điều tra thì khối lượng cơng việc điều tra tập trung lớn ở Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện (chiếm khoảng 80% tổng số án khởi tố điều tra trong một năm của Cơ quan CSĐT)[13]. Sự điều chỉnh về tổ chức, chức năng, thẩm quyền phải kết hợp song song với tăng cường về con người và các điều kiện khác nếu không sẽ hạn chế tác dụng của sự điều chỉnh.
3.3. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luậtvề thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra