Dự báo tình hình tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 69 - 76)

TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.1. Dự báo tình hình tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơquan Cảnh sát điều tra quan Cảnh sát điều tra

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta tiếp tục ổn định và phát triển đã cho thuận lợi cơ bản và tác động tích cực đến cơng tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2015 và định hướng đến năm 2030, lực lượng CAND đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm. Bước đầu đã kìm chế được sự gia tăng của tội phạm, tạo được nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Từ đó từng bước tạo ra mơi trường ổn định, lành mạnh phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước. Tuy nhiên, tình hình an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện đang đứng trước những địi hỏi mới, trong khi đó tình hình tội phạm vẫn cịn có những diễn biến phức tạp.

Theo thống kê của Văn phòng CQCSĐT và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác về các vụ phạm tội đã phát hiện trong những năm gần đây, thì trung bình mỗi năm ở nước ta xảy ra khoảng 85.000 vụ phạm tội các loại. Mức độ tội phạm ở nước ta có sự tăng, giảm hàng năm, nhưng nhìn chung có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng, phức tạp.

Để làm rõ tình hình tội phạm tác động như thế nào đến việc quy định và thực hiện thẩm quyền điều tra của các CQĐT trong thời gian tới, cần phải phân tích và đánh giá tình hình từng nhóm tội phạm cụ thể.

- Tình hình tội phạm xâm phạm trật tự, an tồn xã hội:

Hoạt động của tội phạm hình sự trong những năm gần đây nhìn chung đã được kiềm chế nhưng có nơi, có lúc vẫn tăng, diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, cụ thể là:

+ Tội phạm cướp, cướp giật ở các tỉnh, thành phố vẫn diến biến khó lường, nổi lên là tình trạng cướp giật (ở Thành phố Hồ Chí Minh), cướp ngân hàng... có xu hướng gia tăng, tính chất rất nghiệm trọng, nhiều vụ do các băng, nhóm tội phạm gây ra, có sử dụng vũ khí nóng rất táo bạo, mạnh động (các vụ cướp tiệm vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang,

Khánh Hòa...).

+ Tội phạm trộm cắp tài sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tội phạm (45,3%). Nổi lên là các vụ trộm cắp có tổ chức hoạt động liên tỉnh, trộm cắp đột nhập vào trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà dân để trộm cắp tài sản, trộm cắp xe máy, trộm cabin, trộm container, trộm tiền từ các cây ATM...

+ Tội phạm sử dụng cơng nghệ cao có xu hướng phát triển. Các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn để phạm tội, điển hình như sử dụng cơng cụ ''chat'' làm quen để lừa tình, tiền, lừa bán nạn nhân; phá khóa lấy mật khẩu của các ngân hàng, dùng lệnh giả gửi cho các chi nhánh Ngân hàng địa phương chi tiền để chiếm đoạt số lượng lớn; tội phạm tổ chức đánh bạc, tổ chức mại dâm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên phạm vi rộng với nhiều phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an tồn xã hội. Tội phạm có yếu tố nước

chiếm đoạt tài sản dưới các hình thức như gọi điện thoại giả danh cơ quan bảo vệ pháp luật, sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản.

+ Tội phạm mua bán người, xâm hại tình dục, tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên diễn biến nguy hiểm, phức tạp; tội phạm liên quan đến súng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vẫn xảy ra ở nhiều nơi gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Hoạt động của tội phạm có tổ chức tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, có sự đan xen giữa các lĩnh vực, luôn hướng đến việc cấu kết với nhau để mở rộng địa bàn hoạt động nhằm tối đa hóa nguồn lợi bất chính. Các băng, nhóm trước đây có biểu hiện cơn đồ, hung hãn, địi nợ th thì nay có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động tổ chức đánh bạc, các hoạt động tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến ''tín dụng đen'', đây là vấn đề nổi lên gây bức xúc trong xã hội; bảo kê thu mua phế liệu, nơng sản; khai thác tài ngun, khống sản trái phép; can thiệp sâu vào lĩnh vực kinh tế, tạo sự cạnh tranh khơng lành mạnh, thâu tóm các lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận; vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy... Các đối tượng hình sự cộm cán, cầm đầu các băng, nhóm nguy hiểm có nhiều thủ đoạn đối phó tinh vi, ngồi việc thành lập cơng ty, cơ sở kinh doanh để ''núp bóng doanh nghiệp'' hoạt động.

- Tình hình tội phạm kinh tế:

+ Tình hình tội phạm về tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, "tham nhũng vặt'' trong khu vực hành chính, dịch vụ cơng vẫn gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp.

+ Lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán: Các vi phạm chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội danh liên quan đến cố ý làm trái, vi phạm quy định cho vay... Thủ đoạn nổi lên là cán bộ ngân hàng lợi dụng vị trí, nhiệm vụ được giao, lợi dụng các chính sách ưu đãi của ngân hàng, sự tin tưởng của

khách hàng và công tác quản lý, giám sát lỏng lẻo, thông đồng trong nội bộ làm giả chứng từ hoặc hạch toán vào hệ thống ngân hàng để chiếm đoạt; lợi dụng chức vụ được giao trục lợi tiền lãi suất ngoài từ các hợp đồng tiền gửi. Việc thao túng, để lộ thơng tin trong lĩnh vực chứng khốn, vi phạm trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch cổ phiếu... diễn ra phức tạp.

+ Lĩnh vực đầu tư, xây dựng: Nhiều dự án đầu tư công với số vốn rất lớn nhưng không hiệu quả, thi công kéo dài, chất lượng không đảm bảo gây thất thốt, lãng phí tài sản của Nhà nước. Thủ đoạn chủ yếu là cán bộ thuộc các đơn vị chủ đầu tư dự án, nhà thầu thi công của Nhà nước, lợi dụng chức vụ được giao, sơ hở, thiếu sót trong cơng tác quản lý của các cấp để thơng đồng, móc ngoặc với nhà thầu thi cơng từ khâu chỉ định thầu, chia nhỏ dự án để chỉ định thầu; lập, thẩm định, phê duyệt dự toán để ''đội vốn''; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu chưa chặt chẽ, chưa phù hợp thực tế; thi công không đủ hạng mục, thay đổi chủng loại vật tư, thi công sai thiết kế...

đến khâu nghiệm thu, thanh quyết tốn khơng đúng quy định để trục lợi, gây thất thốt, lãng phí tài sản của Nhà nước; việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư ra ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều sai phạm, gây thất thốt lớn tài sản.

+ Lĩnh vực thuế, hải quan: Tội phạm diễn ra đa dạng, phức tạp, nổi lên là lợi dụng cơ chế, chính sách hải quan về tạm nhập, tái xuất và hàng quá cảnh để buôn lậu, trốn thuế; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) khai báo thua lỗ để trốn thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ hoạt động kinh doanh trên mạng để trốn thuế; mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép để chiếm đoạt tiền thuế...

+ Lĩnh vực công thương: Sau khi các lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện, triệt phá nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động

mạnh. Tuy nhiên, tội phạm trong lĩnh vực này vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, chuyển sang hình thức biến tướng như góp vốn đầu tư các dự án khơng có thật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu giả, kém chất lượng, khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, hàng tiêu dùng... vẫn diễn ra khá phổ biến.

+ Lĩnh vực giáo dục: Xảy ra các vụ việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm sai lệch kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hịa Bình gây bất bình trong xã hội. + Lĩnh vực mơi trường: Tình trạng sử dụng chất kích thích, hóa chất, nguồn nước bẩn, ô nhiễm để sản xuất, chế biến thực phẩm; giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, khơng có giấy chứng nhận kiểm dịch; nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm đông lạnh đã hư hỏng; đặc biệt là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sử dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y gây tồn dư trong các loại thực phẩm diễn ra rất nghiêm trọng; sản xuất thuốc tân dược giả, phụ phẩm bẩn, thực phẩm chức năng giả... vẫn diễn ra khá phổ biến, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây lo lắng trong xã hội.

- Tình hình tội phạm về ma tuý:

Thời gian qua, do chịu tác động trực tiếp từ diễn biến tình hình tội phạm ma túy trên thế giới và khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng làm cho tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp. + Nguồn ma túy chủ yếu từ nước ngoài thẩm lậu vào trong nước tiêu thụ một phần, còn phần lớn tiếp tục vận chuyển đi nước thứ ba. Tuyến biên giới Việt - Lào tiếp tục được đánh giá là tuyến trọng điểm, phức tạp về mua bán, vận chuyển ma túy. Do các lực lượng chức năng tập trung đấu tranh trấn áp mạnh trên tuyến Tây Bắc nên hoạt động của các tốn, nhóm có vũ trang

vận chuyển ma túy từ Lào vào sâu trong nội địa qua các huyện Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có dấu hiệu giảm về tần suất và hiện đang có xu hướng chuyển sang địa bàn biên giới các tỉnh Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị... để hoạt động.

Trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, do lực lượng chức năng của hai nước tấn công, trấn áp mạnh nên một số đối tượng người Trung Quốc sang khu vực Tam giác vàng để sản xuất ma túy tổng hợp với số lượng rất lớn với giá thành rẻ, do đó ma túy tổng hợp từ khu vực Tam giác vàng qua Lào thẩm lậu vào Việt Nam để tiếp tục sang Trung Quốc tăng mạnh.

Trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, các đối tượng người Campuchia móc nối với các đối tượng người Việt Nam thường xuyên qua lại biên giới làm ăn, buôn bán ở Campuchia và các đối tượng không nghề nghiệp, lao động tự do hoặc các đối tượng thường xuyên sang đánh bạc tại các casino của Campuchia gần khu vực biên giới, móc nối với nhau để vận chuyển nhiều loại ma túy về các tỉnh phía Nam hoặc đưa ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.

Đáng báo động là việc các đường dây ma túy quốc tế lợi dụng tuyến đường biển để vận chuyển ma úy với số lượng rất lớn (như ở Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu...). Đây là tuyến vận chuyển khó kiểm sốt, chưa có các điều kiện về con người và phương tiện để lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy triển khai thực hiện.

+ Tình trạng tội phạm lợi dụng các căn hộ chung cư để sản xuất, tách chiết ketamine từ thuốc thú y tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng về ma túy ngày càng liều lĩnh, manh động, chúng tàng trữ, sử dụng vũ khí và sẵn sàng chống lại lực lượng chức năng khi bị truy bắt.

+ Xuất hiện nhiều dạng ma túy mới đang thu hút giới trẻ sử dụng, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tình hình tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy

đối tượng chủ yếu trong lứa tuổi thanh thiếu niên, lợi dụng các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, các sự kiện, lễ hội đơng người có sử dụng âm nhạc cường độ cao để sử dụng ma túy gây hậu quả nghiêm trọng. Qua khảo sát, thống kê cho thấy trên cả nước, hiện có 1.597 cơ sở ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự có biểu hiện liên quan đến hoạt động ma túy, trong đó có: 179 vũ trường, quán bar; 79 nhà hàng; 09 game bắn cá; 510 quán karaoke; 840 khách sạn, nhà nghỉ; đáng chú ý kết quả rà soát thống kê sơ bộ tình hình người sử dụng ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà lực lượng Cơng an thực hiện cho thấy có đến 80 - 90% người dương tính với các chất ma túy được phát hiện khơng có trong danh sách quản lý.

Tình trạng trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy (chủ yếu là cây thuốc phiện, cây cần sa...) vẫn diễn biến phức tạp, tập trung tại địa bàn các tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu), các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và phía Nam (Đắk Nơng, Cà Mau...). Mặc dù diện tích trồng và tái trồng phát hiện không lớn nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát.

+ Số người nghiện ma túy ở nước ta khá cao và gia tăng mạnh (tính đến tháng 6/2019, cả nước có 224.690 người nghiện có hồ sơ quản lý) trên thực tế, số người nghi nghiện ngoài xã hội cịn cao hơn rất nhiều. Cơng tác cai nghiện tại nhiều địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế.

Từ tình hình tội phạm như trên có thể đưa ra nhận xét: trong thời gian tới, do tác động phức tạp của tình hình quốc tế, những nguy cơ thách thức về kinh tế - xã hội trong nước, tình hình tội phạm ở Việt Nam sẽ cịn nhiều diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng cả về số lượng vụ việc và tính chất mức độ nghiêm trọng. Ngồi các loại tội phạm đã và đang tồn tại như hiện nay, có thể xuất hiện những loại tội phạm mới, đáng chú ý là tội phạm xun quốc gia, tội phạm có tính quốc tế, tội phạm dùng phương tiện, kỹ thuật, công

nghệ cao, tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu maphia, tội phạm tin học, tội phạm tẩy rửa tiền, khủng bố quốc tế, tội phạm ma tuý, cướp kho bạc, không tặc, hải tặc, bắt cóc con tin, tội phạm về mơi trường... Đây là những yếu tố có ảnh hưởng và tác động lớn tới việc phân định và thực hiện thẩm quyền điều tra của cả hệ thống CQĐT nói chung và của CQCSĐT trong CAND nói riêng.

3.2. u cầu đối với việc hồn thiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)