Nguyên nhân hạn chế thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 64 - 69)

Những hạn chế, bất cập trong hoạt động của Cơ quan CSĐT xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

- Xã hội phát triển nhanh và phức tạp. Tuy nhiên, hằng năm do phải giải quyết một số lượng án rất lớn, đồng thời BLTTHS năm 2015, Luật TCCQĐTHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và tổ chức bộ máy của Bộ Công an mới được thay đổi nên CQĐT nói chung, CQCSĐT trong CAND

nói riêng chưa tổng kết, đánh giá về kết quả thực hiện Bộ luật TTHS, Luật TCCQĐTHS và các văn bản pháp luật TTHS khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác nghiên cứu, tìm ra những bất cập của pháp luật để đề xuất cơ quan có thẩm quyền hồn thiện chưa kịp thời.

- Tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp. Các đối tượng phạm tội về kinh tế, hình sự, ma t, tham nhũng, mơi trường, tội phạm sử

dụng cơng nghệ cao ngày càng có xu hướng đan xen, câu kết, liên kết chặt chẽ, mở rộng qui mô gây án, lôi kéo nhiều thành phần đối tượng trong xã hội kể cả cán bộ, công chức tham gia vào các tổ chức tội phạm. Người phạm tội ngày càng được trẻ hố, hoạt động manh động, tính chất bạo lực gia tăng, chống trả với cường độ quyết liệt hơn khi bị phát hiện bắt giữ nhất là tội phạm về trật tự an toàn xã hội, ma tuý so với những năm trước đây. Cơng tác dự báo về tình hình tội phạm đơi lúc cịn chưa đầy đủ, chính xác với thực trạng và diễn biến của tình hình thực tế, do vậy, đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

- Do vụ việc về hình sự xảy ra với số lượng lớn, vừa phải bảo đảm thời hạn điều tra, thời hạn giam giữ theo luật định, vừa thiếu ĐTV, cho nên lực lượng trinh sát tập trung hỗ trợ ĐTV xác minh, điều tra vụ việc được tố giác

và vụ án đã khởi tố nên chưa quan tâm đầy đủ hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, một trong những nhiệm vụ chiến lược cơ bản của lực lượng CAND nói chung và của CQCSĐT nói riêng. Thêm vào đó, do tốc độ đơ thị hố rất nhanh ở nhiều địa phương đã thành lập nhiều Công an cấp phường, dẫn đến phải điều động cả ĐTV và trinh sát viên về công tác ở Công an cơ sở... dẫn đến không đủ cán bộ để thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản. Vì vậy, dẫn đến cơng tác nghiệp vụ cơ bản phần nào bị “buông lỏng”, hiệu quả thấp.

- Theo quy định của Luật TCCQĐTHS năm 2015, tiêu chuẩn về trình độ để được bổ nhiệm ĐTV là phải có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc hoặc cử nhân luật trở lên và đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Công an, cho đến nay số cán bộ được bổ nhiệm ĐTV của CQCSĐT trong CAND là 14.233 người, trong đó sơ học nghiệp vụ cơng an 623 người (4,37%), trung học nghiệp vụ công an 7.878

người (55,35%); cao đẳng, đại học nghiệp vụ công an 5.643 người (39,65%); trên đại học nghiệp vụ cơng an 89 người (0,63%).

Trong đó: ĐTV cao cấp 1.222 người (8,58%), trình độ trên đại học 145 người; ĐTV trung cấp 6.756 người (47,47%), trình độ trên đại học 224 người; ĐTV sơ cấp 6.255 người (43,95%).

Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại một số hạn chế dẫn đến cơng tác điều tra, xử lý tội phạm đơi lúc cịn kéo dài thời hạn điều tra, phải gia hạn điều tra; có vụ án sau khi khởi tố điều tra phải tạm đình chỉ do chưa xác định người phạm tội; cịn nhiều sơ hở, thiếu sót và vi phạm; điều này chứng tỏ một số cán bộ điều tra, ĐTV ý thức trách nhiệm, ý thức pháp luật kém; công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật ở một số đơn vị, địa phương chưa được coi trọng dẫn đến các vi phạm pháp luật chưa được phát hiện chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- Việc bố trí, sắp xếp ĐTV cịn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Theo ước tính của Bộ Cơng an, thực hiện thẩm quyền điều tra theo BLTTHS năm 2015

và Luật TCCQĐTHS năm 2015 (điều tra vụ án về tội phạm có mức hình phạt cao nhất được quy định đến 15 năm tù), CQCSĐT Công an cấp huyện điều tra khoảng trên 80% tổng số vụ án do các CQCSĐT các cấp trong CAND. Trong khi đó, thực tế khảo sát và theo dõi cho thấy, số cán bộ làm điều tra Công an cấp huyện hiện nay là 8.826 người, trong đó ĐTV cao cấp là 397 người, ĐTV trung cấp là 4.095 người, ĐTV sơ cấp là 4.334 người. Đặc biệt có một số Cơng an cấp huyện có người chưa được bổ nhiệm ĐTV nhưng vẫn tiến hành điều tra một cách thường xuyên. Theo thống kê, hiện nay ở nhiều CQCSĐT Công an cấp huyện, cán bộ làm công tác điều tra chưa được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống về nghiệp vụ điều tra tội phạm. Thực tiễn ấy đã dẫn đến hệ quả là nhìn chung đội ngũ ĐTV ở Công an cấp huyện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về nghiệp vụ, đặc biệt là CQCSĐT Công an cấp huyện ở các thành phố lớn hiện tượng quá tải trong điều tra luôn là vấn đề lớn (20 - 25 vụ/ĐTV/năm trong khi đó theo khảo sát thì 5 - 10 vụ/ĐTV/năm là vừa sức điều tra). Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, hiệu quả điều tra án. Để thực hiện được thẩm quyền điều tra mới, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, sắp xếp, bố trí lại cán bộ điều tra, đặc biệt là ở Công an cấp huyện phải được quan tâm giải quyết.

- Phân công trách nhiệm và cơ chế lãnh đạo chỉ huy trong CQCSĐT chưa hợp lý còn chồng chéo giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động TTHS. Thủ trưởng CQCSĐT

ở địa phương chưa đánh giá đúng vai trị, vị trí của Văn phịng CQCSĐT nên Văn phòng CQCSĐT chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Thủ trưởng CQCSĐT Công an cấp tỉnh, hạn chế đến kết quả quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động điều tra của Thủ trưởng CQCSĐT.

tạo cán bộ điều tra còn nặng về lý luận, chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn; chế độ, chính sách cho người tiến hành tố tụng trong CQCSĐT đã có sự quan tâm nhưng chưa phù hợp với tình hình. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng và các điều kiện khác phục vụ công tác điều tra tội phạm tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu hoặc lạc hậu. Đặc biệt, hiện nay CQCSĐT Công an cấp huyện đã được tăng thẩm quyền điều tra và CQCSĐT này hằng năm điều tra, giải quyết trên 80% số lượng án nhưng chưa có sự quan tâm đúng mức về tăng cường cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, kinh phí nghiệp vụ...

Kết luận Chương 2

Trên cơ sở những vấn đề được đề cập, nội dung trình bày, phân tích tại Chương 2 của luận văn, cho phép đi đến một số kết luận như sau: Thẩm quyền điều tra hình sự của CQCSĐT trong CAND được xác lập ngay từ khi lực lượng CAND được thành lập năm 1945. Cùng với quá trình phát triển và hồn thiện của hệ thống pháp luật, thẩm quyền điều tra hình sự của CQCSĐT ngày càng được phân định hợp lý và quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, qua phân tích các quy định của pháp luật hiện hành cùng với việc theo dõi, đánh giá thực tiễn thực hiện thẩm quyền điều tra của CQCSĐT nêu trên cho thấy cịn có vướng mắc, bất cập cần giải quyết. Đó là:

- Theo quy định hiện hành, CQCSĐT Cơng an cấp tỉnh có thể lấy lên để trực tiếp điều tra những vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện, khi thấy cần thiết; CQCSĐT Bộ Cơng an có thể lấy lên để trực tiếp điều tra vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT

Công an cấp tỉnh khi xét thấy cần thiết. Với quy định như vậy, một mặt tạo điều kiện để CQĐT cấp trên có thể trực tiếp điều tra các vụ án phức tạp, nghiêm trọng do mình phát hiện và có thể hỗ trợ CQĐT cấp dưới khi cần

thiết, mặt khác góp phần bảo đảm việc điều tra các vụ án hình sự được khách quan, toàn diện và đúng đắn. Tuy nhiên, do nội dung quy định còn dừng ở mức độ khái quát, trong khi đó các quy định có liên quan này lại chưa được hướng dẫn cụ thể, như đối với những vụ án thế nào thì sẽ được xem là cần thiết được tiến hành điều tra bởi CQCSĐT Công an cấp tỉnh, cấp Bộ hoặc những vụ án như thế nào thì sẽ được coi là phức tạp...

- Chưa phân định rành mạch giữa thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong điều tra hình sự. Luật TCCQĐTHS năm 2015 quy định theo hướng các CQCSĐT trong CAND vẫn được tổ chức nằm

trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Bộ Cơng an.

Những kết quả nghiên cứu của Chương 2 sẽ giúp cho việc định hướng đưa ra những giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT trong CAND.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)