Quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 43 - 46)

CQCSĐT được tổ chức ở cả ba cấp trong CAND. Thẩm quyền điều tra của CQCSĐT từng cấp được xác định khá cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

Về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Cơng an cấp huyện: theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật TCCQĐTHS năm 2015, CQCSĐT Cơng an cấp huyện có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND tối cao và CQANĐT của CAND [46]. Như vậy, thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện cũng được xác định trên cơ sở thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện. Theo quy

định tại khoản 1 Điều 268 của BLTTHS năm 2015 và Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự năm 2002, thì TAND cấp huyện và Tịa án qn sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hồ bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của BLHS; các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh: theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật TCCQĐTHS năm 2015, CQCSĐT Công an cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hànhđiều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra [46].

Vậy thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh về cơ bản cũng được xác định trên cơ sở thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 2015, TAND cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án: vụ án hình sự về các tội phạm khơng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và Tịa án qn sự khu vực; vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngồi hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngồi; vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Tịa án qn sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị

đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộ thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tơn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người [44].

Về thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Bộ Công an: theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật TCCQĐTHS năm 2015 thì CQCSĐT Bộ Cơng an có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT do Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao yhủđể điều tra lại.

Triển khai thực hiện các quy định của Luật TCCQĐTHS năm 2015 về thẩm quyền trong hoạt động điều tra của CQĐT trong CAND, ngày 19/11/2018 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Văn bản hợp nhất số 07/VBHN- BCA hợp nhất Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Cơng an quy định về phân cơng Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong CAND và các đội điều tra thuộc CQCSĐT Công an cấp huyện và Thông tư số 26/2018/TT-BCA ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA (sau đây gọi tắt là Văn bản hợp nhất số 07/VBHN- BCA) và các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Cục Cảnh đsátiều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự); Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Theo đó, CQCSĐT các cấp trong CAND thực hiện thẩm quyền trong hoạt động điều tra như sau:

2.1.2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền điều tracủa Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Cơng an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THẨM QUYỀN điều TRA của cơ QUAN CẢNH sát điều TRA THEO PHÁP LUẬT tố TỤNG HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)