Đặc điểm tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 50 - 52)

- Căn cứ pháp lý: Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang

2.2.1. Đặc điểm tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 đến năm

Quảng Bình giai đoạn 2015 đến năm 2019

Quảng Bình là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp hai tỉnh Khăm Muộn và Sa Vẳn Na Khệt nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065 km2; dân số đến năm 2019 là 953.914 người (mật độ dân số trung bình là 118 người/km2). Những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình diễn biến phức tạp, có chiều tiến hành tổ chức nhận dạng ln phải đảm bảo đúng quy trình càng tinh vi, xảo quyệt. Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác đấu tranh PCTP cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, khởi tố mới 3.6580 vụ phạm

pháp hình sự, bắt 4.960 đối tượng. Đáng chú ý, nhiều đối tượng ngoại tỉnh đến địa bàn hoạt động phạm tội liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay lãi nặng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự (ANTT) và hệ lụy nhiều mặt đời sống xã hội; tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới hình thức chơi game online, thu hút nhiều học sinh, sinh viên tham gia. Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm là trộm cắp tài sản 1.774 vụ (chiếm 48,2%) và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 680 vụ (chiếm 18,47%). Số vụ án kinh tế liên quan đến tàng trữ, mua bán, vận chuyển pháo trái phép phát hiện, khởi tố tăng cao, nguyên nhân là do sau khi Toà án nhân dân tối cao có hướng dẫn chi tiết về giám định tang vật là pháo nổ, tạo thuận lợi công tác giám định, khởi tố các vụ án liên quan đến pháo, tình trạng một số cán bộ chức năng (Kiểm lâm, lâm trường) bao che, dung túng đối tượng vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng; phát hiện, xử lý nhiều vụ cho vay lãi nặng trọng giao dịch dân sự. Tội phạm về ma túy: Tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tuyến biên giới giáp biên với Lào qua Quảng Bình, nhiều vụ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tổng hợp với khối lượng lớn; tình hình vận chuyển trái phép chất ma túy từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh vào địa bàn và đi các tỉnh phía Nam tiêu thụ, mua bán, sử dụng ma túy tổng hợp dạng đá, viên, “cỏ Mỹ” gia tăng; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, chất gây nghiện ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú diễn biến phức tạp, hoạt động “bay lắc” diễn ra ở nhiều địa bàn. Phát hiện, khởi tố nhiều vụ phạm tội về môi trường, đáng chú ý, tình hình VPPL trong khai thác trái phép cát, sỏi lịng sơng vẫn diễn biến phức tạp.

Trong 05 năm, từ năm 2015 đến hết năm 2019, tổng số vụ án khởi tố mới là 3.680 vụ với 5.694 bị can. Trong đó, số vụ án khởi tố và số bị can thấp nhất là năm 2019 với 694 vụ/1.001 bị can. Mặt khác, việc phát hiện, xử lý tội phạm của các cơ quan chức năng còn hạn chế, nhất là tội phạm về chức vụ và tham nhũng, tội phạm về kinh tế. Nghiên cứu diễn biến tội phạm trong thời gian qua cho thấy, số vụ án khởi tố mới và số bị can mới khởi tố có chiều hướng giảm qua 05 năm, song có sự tăng giảm khơng đều giữa các năm tùy theo sự biến động của điều kiện kinh tế, xã hội cũng như công tác đấu tranh PCTP [Xem bảng 2.1 - Phụ lục]. Tuy nhiên, tính

chất, mức độ và hậu quả của tội phạm ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình tội phạm nêu trên là do công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã

hội ở một số lĩnh vực cịn thiếu sót, sơ hở nhưng chậm được khắc phục; tác động tiêu cực của tình hình suy thối kinh tế và nền kinh tế thị trường; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh PCTP; ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế; sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa tội phạm đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu;... trong đó phải kể đến cơng tác đấu tranh PCTP và VPPL trong một số lĩnh vực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Những nguyên nhân đó làm cho tỷ lệ các vụ án, bị can, bị cáo phải đình chỉ trong 05 năm chiếm tỷ lệ khơng nhỏ, cụ thể: CQĐT đình chỉ điều tra đối với 91 vụ với 115 bị can; VKS đình chỉ 22 vụ với 47 bị can; Tịa án đình chỉ 13 vụ với 21 bị cáo [Xem bảng 2.1 - Phụ lục].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)