- Căn cứ pháp lý: Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang
2.2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự từ thực tiễn Quảng Bình từ năm 2015 đến năm
sự từ thực tiễn Quảng Bình từ năm 2015 đến năm 2019
Từ năm 2015 đến hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã bắt 4.960 đối tượng (tính trung bình số đối tượng bị bắt là 992 đối tượng/năm). Trong đó năm 2015 bắt 991 đối tượng; năm 2016 bắt 1.005 đối tượng; năm 2017 bắt 970 đối tượng; năm 2018 bắt 993 đối tượng; năm 2019 bắt 1.001 đối tượng. Có thể thấy số đối tượng bị bắt có sự tăng giảm khơng đều giữa các năm và có xu hướng tăng trong 05 năm qua. Xu hướng này đã thể hiện sự tương ứng với tính chất phức tạp của tình hình tội phạm với xu hướng tăng của các vụ án và số bị can qua các năm. Tình hình áp dụng biện pháp bắt người theo các trường hợp bắt cụ thể như sau: số đối tượng bị bắt quả tang là 2.235 đối tượng (chiếm tỷ lệ 45,06%); số đối tượng bị bắt tạm giam là 1.511 đối tượng (chiếm tỷ lệ 30,47%); số đối tượng bị bắt trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là 1.019 đối tượng (chiếm tỷ lệ 20,54%); số đối tượng bị bắt truy nã là 195 đối tượng (chiếm tỷ lệ 3,93%) [Xem bảng 2.2 - Phụ lục]. Khái quát chung có thể thấy trong thời gian qua, việc áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã từng bước đi vào nề nếp và có những chuyển biến tích cực. Chất lượng áp dụng biện pháp bắt người được quan tâm thực hiện; những khó khăn, vướng mắc cũng như những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng đã dần được khắc phục. Tỷ lệ bắt người sau đó khởi tố
hình sự chiếm tỷ lệ cao (94,17%). Nhìn chung phần lớn các trường hợp bắt người đều có căn cứ và đảm bảo quy định của pháp luật. Tình trạng bắt oan người tiến hành tổ chức nhận dạng luôn phải đảm bảo đúng quy trình. Việc tuân thủ những quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục bắt người cũng đã được các chủ thể tiến hành quan tâm thực hiện. CQĐT cấp trên đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các CQĐT cấp dưới nhằm thực hiện tốt chức năng của mình. Sự giám sát, phê chuẩn hồ sơ bắt người của CQĐT đã được VKS các cấp được thực hiện thận trọng, qua đó góp phần hạn chế thấp nhất những trường hợp bắt người khơng có căn cứ, tình trạng lạm dụng việc bắt người. Từ những kết quả áp dụng nêu trên đã góp phần khơng nhỏ giúp công tác đấu tranh PCTP, bắt người phạm tội, bảo đảm yêu cầu của hoạt động TTHS.
2.2.2.1. Tình hình áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Trường hợp bắt người này chiếm tỷ lệ cao thứ ba trong số các trường hợp bắt người (với tỷ lệ 20,54%). Tính trung bình, số đối tượng bị bắt trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là 204 đối tượng/năm. Trong những năm qua, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có sự biến động qua trong các năm [Bảng 2.2 - Phụ lục]. Trong đó năm 2015 bắt 195 đối tượng; năm 2016 bắt 196 đối tượng;
năm 2017 bắt 201 đối tượng; năm 2018 bắt 210 đối tượng; năm 2019 bắt 217 đối tượng. Năm 2015 bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là ít nhất, với 195 đối tượng và năm 2019 có số đối tượng bị bắt khẩn cấp cao nhất với 217 đối tượng; số đối tượng bị bắt trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp tăng dần qua từng năm. Qua nghiên cứu ngẫu nhiên 50 hồ sơ mà CQĐT đề nghị VKS phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cho thấy các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thể hiện như sau: thứ nhất, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015: có 01 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 2%); thứ hai, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015: có 39 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 78%); thứ ba, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo căn cứ quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015: có 10 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 20%). Kết quả này cho thấy, trên thực tế, việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 110
BLTTHS năm 2015 chiếm tỷ lệ ít nhất. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân là do việc thu thập tài liệu, chứng cứ và các hồ sơ khác phục vụ việc xác minh, xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là rất khó khăn và phức tạp. Do đó, CQĐT phải cực kỳ thận trọng và đảm bảo các điều kiện theo luật định khi quyết định bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo căn cứ này. Việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015 thông thường được thực hiện dựa vào lời khai của người bị hại hoặc lời khai của người cùng thực hiện tội phạm với đối tượng và CQĐT xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Cơ quan chức năng dựa trên dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm được phát hiện thông qua lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại hoặc người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc bị can của vụ án hoặc qua khám xét người, khám xét chỗ ở… để tiến hành việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là chủ yếu, theo các căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 110 BLTTHS năm 2015.
Khảo sát về thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cho thấy việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp chủ yếu do CQĐT tiến hành với 998 đối tượng (chiếm tỷ lệ 97,94%), các cơ quan khác tiến hành bắt khẩn cấp 21 đối tượng (chiếm tỷ lệ 2,06%) [Bảng 2.5 - Phụ lục]. Nguyên nhân các cơ quan khác tiến hành bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp chiếm tỷ lệ thấp là do số lượng các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ hình sự và bắt người phạm tội theo luật định là khơng nhiều trong khi đó thẩm quyền áp dụng của các cơ quan này bị chế ước và được thực hiện trên quy định ở phạm vi hẹp.
2.2.2.2. Tình hình áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang
Bắt người phạm tội quả tang là trường hợp bắt người chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các trường hợp bắt người (với tỷ lệ 45,06%). Như vậy, tính trung bình, số đối tượng bị bắt quả tang là 447 đối tượng/năm [Bảng 2.2 - Phụ lục]. Điều này được lý giải xuất phát từ thực tiễn các tính chất của hành vi phạm tội quả tang và thẩm quyền áp dụng biện pháp này. Phạm tội quả tang là những hành vi phạm tội mà diễn biến đã rõ ràng, dễ dàng nhận biết, quá trình kiểm tra, xác minh đơn giản và nhanh gọn, công tác thu thập tài liệu được thực hiện nhanh chóng và thẩm quyền
bắt người phạm tội quả tang là bất kỳ ai nhìn thấy và có khả năng bắt người phạm tội. Chính vì vậy, hoạt động bắt người phạm tội quả tang được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia.
Nghiên cứu cho thấy số đối tượng bị bắt phạm tội quả tang nhiều nhất là vào năm 2019 với 468 đối tượng; số đối vũ khí cơng cụ gây ra thương tích là vào năm 2016 với 438 đối tượng. Như vậy, nhìn chung số đối tượng bị bắt quả tang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tuy có diễn biến tăng, giảm không đều qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019.
Nghiên cứu về chủ thể bắt người phạm tội quả tang [Bảng 2.3 - Phụ lục] cho thấy, việc bắt người phạm tội quả tang chủ yếu được thực hiện bởi quần chúng Nhân dân và các lực lượng chức năng khác (chiếm tỷ lệ 73,06%), trong khi đó CQĐT bắt quả tang chiếm tỷ lệ 26,94%. Kết quả này đã cho thấy vai trò quan trọng của quần chúng Nhân dân trong công tác phát hiện và bắt giữ người phạm tội quả tang. Đồng thời cũng phần nào cho thấy công tác phịng ngừa tội phạm và cơng tác nghiệp vụ cơ bản, công tác trinh sát của CQĐT cũng có nhiều hạn chế nhất định. CQĐT thực hiện việc bắt người phạm tội quả tang với mọi loại tội phạm, nhưng chủ yếu là thực hiện với các đối tượng phạm vào các nhóm tội như: tội phạm về mại dâm, tội phạm về cờ bạc, tội phạm về ma túy; tội phạm về mơi trường.... Theo đó, các trường hợp bắt quả tang của CQĐT có thể là những trường hợp đột xuất phát hiện tội phạm xảy ra hoặc phục kích bắt quả tang theo kế hoạch định trước. Số đối tượng bị bắt phạm tội quả tang do quần chúng Nhân dân xác định mức độ hoặc lực lượng khác bắt vũ khí cơng cụ gây ra thương tích sở hữu như cướp tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản....
2.2.2.3. Tình hình áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã
Sự biến động của số đối tượng bị bắt truy nã qua các năm được thể hiện như sau: năm 2015 bắt 40 đối tượng; năm 2016 bắt 41 đối tượng; năm 2017 bắt 42 đối tượng; năm 2018 bắt 32 đối tượng; năm 2019 bắt 40 đối tượng, qua các năm, số đối tượng bị bắt truy nã có sự tăng, giảm nhưng khơng đáng kể [Bảng 2.6 - Phụ lục]. Tính trung bình số đối tượng bị bắt truy nã là 39 đối tượng/năm. Là trường hợp bắt chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các trường hợp bắt, bắt truy nã chiếm tỷ lệ 3,93%. Qua nghiên cứu số liệu của Công an tỉnh Quảng Bình về số đối tượng truy nã phát sinh
mỗi năm thì thấy rằng giữa số đối tượng bị bắt truy nã hằng năm với ố đối tượng truy nã phát sinh có sự chênh lệch khá lớn, suy ra số đối tượng truy nã chưa bắt được đang ở ngồi xã hội cịn khá nhiều.
CQĐT là lực lượng chủ công trong việc bắt truy nã là do các đối tượng phần lớn do CQĐT ra quyết định truy nã cho nên CQĐT cũng chủ động tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để bắt đối tượng phục vụ cho việc giải quyết VAHS do đó chủ thể bắt người đang bị truy nã được thực hiện chủ yếu bởi CQĐT với 140 đối tượng (chiếm tỷ lệ là 71,79%); quần chúng Nhân dân và các lực lượng khác bắt 55 đối tượng bị truy nã (chiếm 28,21%), nhưng có sự biến động đáng kể giữa các năm
[Bảng 2.6 - Phụ lục]. Hiện nay, các đối tượng truy nã thường rất cảnh giác, trốn xa
khỏi đánh giá kết luận giám định, Điều tra viên cần chú ý những căn cứ mà giám định viên dùng làm cơ sở kết luận, tính chất mức độ thương tích của người cho nên đã gây rất nhiều khó khăn cho quần chúng Nhân dân cũng như các lực lượng khác trong việc phát hiện và bắt giữ.
2.2.2.4. Tình hình áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là trường hợp bắt người chiếm tỷ lệ cao, chỉ sau bắt người phạm tội quả tang (với tỷ lệ 30,47%). Tính trung bình, số đối tượng bị áp dụng biện pháp này là 302 đối tượng/năm. Năm 2015 bắt 317 bị can, bị cáo; năm 2016 bắt 330 bị can, bị cáo; năm 2017 bắt 287 bị can, bị cáo; năm 2018 bắt 301 bị can, bị cáo; năm 2019 bắt 276 bị can, bị cáo. Trong đó số đối tượng bị áp dụng biện pháp người này thấp nhất là năm 2019 và cao nhất là năm 2016, qua các năm nhận thấy số bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam có xu hướng giảm, nhưng khơng đều qua các năm [Bảng 2.2 - Phụ lục].
Nghiên cứu việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam dựa theo phân loại tội phạm cho thấy, trong số 1.511 bị can, bị cáo bị bắt để tạm giam thì có 1.124 bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (chiếm 74,39%); 387 bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm (chiếm tỷ lệ 25,61%) [Bảng 2.4 - Phụ lục]. Như vậy, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam được áp dụng chủ yếu đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, qua nghiên cứu hồ sơ 20 bị can (phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng) mà
Cơ quan CSĐT ra lệnh bắt tạm giam, cho thấy có: 4 trường hợp trong hồ sơ đề nghị phê chuẩn của Cơ quan CSĐT có tài liệu, chứng cứ xác định có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án (chiếm tỷ lệ 20%); 16 trường hợp trong hồ sơ đề nghị phê chuẩn của Cơ quan CSĐT khơng có các tài liệu, chứng cứ xác định các dấu hiệu trên (chiếm tỷ lệ 80%). Trong đó, các tài liệu, chứng cứ khi gửi bản kết luận Điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát cùng cấp theo đúng yêu cầu pháp luật. Kết quả này cho thấy việc bắt tạm giam còn chú trọng vào loại tội mà bị can bị khởi tố hơn là tính có căn cứ trong việc áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam.
Về chủ thể áp dụng, thực tiễn thời gian qua cho thấy biện pháp này được áp dụng chủ yếu bởi CQĐT, cụ thể: CQĐT ra lệnh bắt bi can để tạm giam đối với 1.356 bị can (chiếm tỷ lệ 89,74%); VKS ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 37 bị can (chiếm tỷ lệ 2,49%); Tòa án ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam đối với 118 bị can, bị cáo (chiếm tỷ lệ 7,77%) [Bảng 2.4 - Phụ lục]. Sở dĩ VKS là chủ thể áp dụng biện pháp này ít nhất là vì khi các bị can có căn cứ để bắt tạm giam thì đã được CQĐT trường hợp có đủ căn cứ theo qy định tại Điều 164, Bộ luật Tố tụng hình sự điều tra. đình chỉ điều tra phải tuân thủ đúng các quy định tiếp ra lệnh bắt bị can để tạm giam thì VKS sẽ yêu cầu CQĐT thực hiện lệnh bắt tạm giam.