- Căn cứ pháp lý: Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang
HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.1. Hồn thiện các quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự liên quan đến biện pháp bắt ngườ
người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Hồn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến biện pháp bắt người biện pháp bắt người
Tội phạm là một hiện tượng có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để loại trừ được vấn oan, sai trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm, chúng ta phải có một hệ thống pháp luật thống nhất, hoàn thiện trên mọi lĩnh vực để tạo cơ sở pháp lý cho những người áp dụng pháp luật vận dụng đúng, chính xác, dễ
dàng từng qui phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, Nhà nước phải có chiến lược và những biện pháp để tăng cường công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo trong tương lai gần phải xây dựng được một hệ thống pháp luật phát triển, tiên tiến để cùng với những biện pháp khác góp phần khắc phục tiến tới loại trừ việc oan, sai. Nếu khơng làm được điều này thì vấn đề oan, sai vẫn sẽ xảy ra.
BLTTHS 2015 ra đời đã sửa đổi, khắc phục nhiều điểm bất hợp lý của một số quy định pháp luật liên quan việc bắt người, ví dụ như đã quy định rõ thẩm quyền bắt người trong trường hợp bắt khẩn cấp và bắt bị can để tạm giam là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp, không cịn Trưởng Cơng an, Phó trưởng Cơng an huyện như trước; đã quy định lại thủ tục, trình tự bắt người để đảm bảo tính khả thi trên thực tế…Tuy nhiên, căn cứ vào BLTTHS năm 2015 và BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), một số vấn đề sau đây xét thấy vẫn còn thiếu chặt chẽ cần được khắc phục, cụ thể:
Những quy định pháp luật về căn cứ bắt người cịn mang tính dự báo, mà cụ thể là các cụm từ: "xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ" trong trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, hoặc: " có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội" trong trường hợp bắt bị can để tạm giam. Những quy định trên mang tính dự báo và địi hỏi người cán bộ điều tra phải dự báo trên thực tế, đây là điều rất khó khăn, dễ tuỳ tiện và cũng dễ vi phạm. Để việc áp dụng pháp luật trong quá trình bắt người được thuận lợi, đúng đắn, Quốc hội và các cơ quan thẩm quyền cần nghiên cứu hoàn thiện những vấn đề nêu trên, hoặc phải có những văn bản hướng dẫn, giải thích mang tính pháp lý để các cơ quan THTT áp dụng thống nhất, chính xác. Đối với vấn đề định giá tài sản trong quá trình giải quyết VAHS, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành quy định về vấn đề này để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn hiện nay, tránh xảy ra sai phạm.
Việc quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ về căn cứ và thủ tục áp dụng biện pháp này. Đặc biệt việc quy định chặt chẽ về căn cứ bắt người sẽ tránh được sự tùy tiện khi áp dụng, tránh được sự lạm quyền mà dẫn đến bắt oan, bắt sai hoặc xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân. Do đó, bên cạnh việc triển khai thi hành các quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp bắt người, cần tiếp tục
hoàn thiện một số quy định trong Bộ luật này, đồng thời xây dựng các văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể, tránh nhận thức khơng thống nhất, gây khó khăn cho việc vận dụng trong thực tiễn.
Liên ngành tư pháp Trung ương (Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao) cần ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng biện pháp “Giữ người trong trường hợp khẩn cấp”. Trong đó, cần thống nhất là trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai ngay, sau đó nếu có đủ căn cứ thì ra lệnh bắt, quyết định tạm giữ và gửi hồ sơ cho VKSND cùng cấp đề nghị phê chuẩn, nếu VKSND khơng phê chuẩn thì phải trả tự do ngay cho người bị giữ. Bên cạnh đó, cũng cần có hướng dẫn cụ thể về nơi giữ người và cách tính thời hạn tạm giữ sau khi giữ người, hướng dẫn về việc sử dụng vũ lực trong trường hợp người bị giữ không chấp hành lệnh hoặc chống đối.
Cần phải nghiên cứu tách riêng trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định thành một điều luật riêng biệt nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc nhận thức và vận dụng trong thực tiễn. Đối với bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã, việc quy định thời hạn CQĐT nhận người bị bắt là cần thiết bởi vì nó liên quan đến việc quản lý người bị bắt trong thời gian chờ chuyển giao người bị bắt; đến việc kịp thời thực hiện các quyền của người bị bắt, như: quyền gặp thân nhân, quyền lựa chọn người bào chữa của người thân thích. Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về phạm vi những trường hợp được tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Cần sửa đổi quy định về căn cứ tạm giam quy định tại Điều 119 BLTTHS bởi vì điều luật này quy định về ba trường hợp tạm giam theo việc phân loại tội phạm, trong đó đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng được luật quy định rõ về căn cứ áp dụng nhưng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng lại không quy định về căn cứ cứ áp dụng. Do đó, chúng tơi kiến nghị trong Điều 119 quy định về tạm giam cần dẫn chiếu quy định về căn cứ áp dụng BPNC nói chung trong Điều 109. Về thời hạn thông báo về việc bắt cần sửa đối theo hướng là là không quá 24 giờ kể từ khi bắt hoặc người người bị bắt là hợp lý (phù hợp với quy định tại đoạn 2 Điều 116 BLTTHS năm 2015) và đối tượng
nhận thông báo về việc bắt trong trường hợp người bị bắt khơng có nơi cứ trú cố định và khơng có gia đình là người thân thích của họ hoặc người mà họ tin tưởng nếu người đó đề nghị. Cần nghiên cứu để thu hẹp thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt người. Tịa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt người thì sẽ khơng thể đáp ứng được thực tiễn công tác đấu tranh PCTP. Tuy nhiên, trong tương lai, để phù hợp với luật pháp quốc tế và nhiệm vụ của Tòa án, cần nghiên cứu sửa đổi BLTTHS theo hướng chỉ giao cho Tịa án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt người có lệnh. Ngồi ra, qua thời gian triển khai thực hiện cho thấy ngoài những nội dung mới, tiến bộ thì BLTTHS năm 2015 cũng đã bộc lộ một số vướng mắc khi được áp dụng vào thực tế. Do đó, trong thời gian tới cần có sự rà sốt để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.