- Căn cứ pháp lý: Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang
HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.4. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, thanh tra đối với công tác bắt người phạm tộ
công tác bắt người phạm tội
Trên cơ sở phân tích những hạn chế của cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, để nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội cần tiến hành những biện pháp sau đây :
3.2.4.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Thủ trưởng Cơ quan CSĐT là người đứng đầu, lãnh đạo, có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của Cơ quan CSĐT cả về mặt hành chính và mặt tố tụng. Trước hết, đứng về mặt hành chính, ổn định tổ chức, phân cơng, phân nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị, các bộ phận và cơ chế quan hệ phối hợp điều tra. Thủ trưởng Cơ quan CSĐT phải làm tốt công tác tổ chức cán bộ, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm cho cán bộ chiến sỹ của mình, có biện pháp lựa chọn, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, tăng cường công tác quản lý cán bộ, đề cao kỷ cương, kỷ luật trong đơn vị để phòng ngừa, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm, tiêu cực có thể xảy ra, phải xử lý nghiêm, không bao che những vi phạm của cán bộ chiến sỹ để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật đơn vị. Đứng về mặt tố tụng, thủ trưởng các Cơ quan CSĐT cũng là người có quyền quyết định mọi hoạt động tố tụng của Cơ quan CSĐT. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của mình, thủ trưởng các Cơ quan CSĐT phải lãnh đạo, chỉ huy mọi hoạt động điều tra, quản lý chặt chẽ mọi hoạt động tố tụng từ việc khởi tố bị can, xét duyệt các quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam và các quyết định tố tụng khác nhằm đảm bảo mọi hoạt động điều tra của cán bộ dưới quyền là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Lãnh đạo Cơ quan CSĐT cấp trên phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Cơ quan CSĐT dưới.
3.2.4.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
-Thủ trưởng Cơ quan CSĐT hai cấp phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác bắt người phạm tội ở đơn vị mình.
xã hội rất quan tâm vì hoạt động bắt người là hoạt động liên quan trực tiếp đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của cơng dân. Chính vì vậy, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT hai cấ phải tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, xử lý tội phạm đơn vị mình, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Cơng tác thanh tra kiểm tra có thể tiến hành theo nhiều hình thức như: trên tàu có chở các chất độc hại, chất nổ, chất, hiệu quả công tác. Kết quả công tác thanh tra phải được xử lý nghiêm túc theo quy định của, tuyệt đối tránh những hiện tượng như tiếp tay, bao che, nể nang, dung túng làm mất hiệu lực công tác thanh tra. Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, lãnh đạo Cơ quan CSĐT hai cấp tỉnh Quảng Bình cần tăng cường biên chế và nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra, khắc phục tình trạng để lực lượng thanh tra trực tiếp tham gia công tác điều tra nhằm nâng cao năng lực và tập trung cho công tác này. Bộ phận thanh tra thường xuyên thanh tra công tác bắt người phạm tội đối với các đơn vị nghiệp vụ trong Cơ quan CSĐT nhằm phòng ngừa hoặc phát hiện, xử lý kịp thời những sai sót hoặc những biểu hiện tiêu cực của cán bộ chiến sỹ nhằm không để hậu quả xảy ra. "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài. Hậu quả việc bắt oan, sai rất nặng nề, phức tạp và thơng thường tỷ lệ thuận theo thời gian. Vì vậy việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và giải quyết việc bắt oan, sai là một vấn đề rất cần thiết nhằm giảm bớt hậu quả việc bắt oan, sai. Để thực hiện công tác này, định kỳ hàng tháng, bộ phận thanh tra pháp luật phải kiểm tra việc bắt người phạm tội của Cơ quan CSĐT để kịp thời phát hiện và báo cáo Thủ trưởng Cơ quan CSĐT biết để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả việc bắt oan, sai. Bộ Công an cần ban hành thống nhất các văn bản, biểu mẫu về công tác bắt người phạm tội và quy định chế độ thông tin, báo cáo hàng tuần, tháng về lĩnh vực này để công an các địa phương thực hiện. Cần xử lý nghiêm những trường hợp không báo cáo hoặc báo cáo khơng chính xác. Bộ phận thanh tra khi có những thơng tin, đơn thư phản ánh về việc bắt oan, sai phải nhanh chóng xác minh, kiểm tra để có biện pháp giải quyết kịp thời, khơng để kéo dài xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
luật trong công tác bắt người phạm tội.
Trong những năm qua, công tác thanh tra chuyên đề chấp hành pháp luật trong công tác bắt người phạm tội đã mang lại tác dụng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, hạn chế việc bắt oan, sai, tuy nhiên ông tác thanh tra chuyên đề này vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong thời gian tới, Thanh tra Công an tỉnh cần đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác này đối với công tác bắt người phạm tội của các địa phương. Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn trước khi tiến hành thanh tra. Sau khi thanh tra cần thông báo nhận xét, đánh giá kết quả thanh tra cho các đơn vị, địa phương và kết quả tổng hợp chung, trong đó nêu rõ những biện pháp hay, kinh nghiệm tốt trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác thanh tra chuyên đề để các đơn vị, địa phương học tập, vận dụng.