- Căn cứ pháp lý: Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang
HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.2. Nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tư pháp
Con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành bại của mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS thì việc nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ và tăng cường trách nhiệm đối với những người có thẩm quyền trong hoạt động bắt người là biện pháp quan trọng đầu tiên. Cần nâng cao trình độ về pháp luật nói chung, pháp luật TTHS nói riêng cho người có thẩm quyền trong việc bắt người theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ tư pháp.
3.2.2.1. Đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra
Rà sốt, đánh giá đội ngũ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT. Điều tra, xử lý tội phạm là hoạt động trực tiếp đụng chạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm và những quyền tự do dân chủ khác của công dân, là một lĩnh vực được xã hội rất quan tâm. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT là những chủ thể rất quan trọng của Cơ quan CSĐT, quyết định sự đúng đắn của hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao từ cuộc sống, khơng để xảy ra những sai sót xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân đòi hỏi chúng ta phải hết sức nghiêm túc trong việc bổ nhiệm vị trí Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT. Đảm bảo mỗi đồng chí được bổ nhiệm đều đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, không để xảy ra những sai sót dẫn đến oan, sai.
Mỗi đồng chí Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT cần đề cao tinh thần trách nhiệm của bản thân mình đối với cơng việc, đối với sinh mạng chính trị, danh dự, nhân phẩm, những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời phải thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ chiến sỹ của mình thấy được tính chất phức tạp của hoạt động điều tra, xử lý tội phạm cũng như những hậu quả của nó nếu khơng thực hiện đúng theo qui định pháp luật, phải thực hiện nhiệm vụ bằng chính lương tâm, trách nhiệm của mình để xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tăng cường công tác quản lý cán bộ, đề cao kỷ cương, kỷ luật trong địa phương, đơn vị mình để phịng ngừa, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm, tiêu cực có thể xảy ra, phải xử lý nghiêm, không bao che những vi phạm của cán bộ chiến sỹ để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của địa phương, đơn vị. Trong quá trình lãnh đạo chỉ huy, thực thi thẩm quyền bắt người phải khách quan, thận trọng trong từng trường hợp bắt, quan tâm theo dõi, kiểm tra những vụ án với những tội danh thường xảy ra bắt oan, sai như đã khảo sát ở phần thực trạng, mọi quyết định đều phải đảm bảo có căn cứ và đã được kiểm tra, không được chủ quan, tin tưởng vào cấp dưới.
Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng về chuyên đề áp dụng áp dụng BPNC, trong đó có biện pháp bắt cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT. Trong thời gian qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tổ chức các đợt bồi dưỡng theo chuyên đề cho lực lượng ĐTV. Hoạt động này đã mang lại những hiệu quả thiết thực, cung cấp cho ĐTV những vấn đề về pháp luật, nghiệp vụ còn vướng mắc và hướng dẫn cách giải quyết, đồng thời tạo điều kiện các ĐTV học tập lẫn nhau, nhân điển hình những việc làm tốt, rút kinh nghiệm những việc chưa tốt. Trong thời gian tới, Bộ Cơng an cần có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng định kỳ bắt buộc cho đội ngũ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, đặc biệt và trước hết ưu tiên cấp huyện.
3.2.2.2. Đối với lực lượng trực tiếp làm công tác bắt người phạm tội
Kết quả nghiên cứu thực trạng bắt người phạm tội từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra những hạn chế, thiếu sót là do lực lượng bắt, đặc biệt ở cấp huyện còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về pháp luật, nghiệp vụ. Vì vậy, việc xây dựng lực lượng bắt đảm bảo về số lượng
và chất lượng cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong cơng tác này. Rà sốt tổng thể lực lượng làm công tác điều tra trong Cơ quan CSĐT:
Số đồng chí đã là ĐTV và đảm bảo tiêu chuẩn theo Luật định thì có thể tiếp tục bổ nhiệm ĐTV và bố trí làm công tác điều tra tố tụng chuyên sâu theo đội, tổ công tác, theo từng loại án, nhóm tội phạm... Số đồng chí trước kia làm công tác điều tra tố tụng nhưng chưa bổ nhiệm ĐTV hoặc làm công tác điều tra trinh sát ở các cơ quan trinh sát trước đây (hình sự, kinh tế, ma tuý) nhưng đảm bảo tiêu chuẩn để bổ nhiệm ĐTV theo luật định thì tuỳ yêu cầu, nhiệm vụ từng địa phương, đơn vị có thể bổ nhiệm ĐTV để làm cơng tác điều tra tố tụng hoặc tiếp tục bố trí làm cơng tác điều tra trinh sát. Số đồng chí chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn nhưng có khả năng phát triển để bổ nhiệm ĐTV hoặc làm công tác điều tra trinh sát thì tạo mọi điều kiện cho đi học để phát triển nguồn ĐTV. Số đồng chí khơng đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức kém thì dứt khốt chuyển cơng tác khác, khơng nên bố trí làm cơng tác điều tra.
Để nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng ĐTV, căn cứ chỉ tiêu Bộ cho phép, Công an tỉnh cần chủ động liên hệ các trường Công an để phối hợp tổ chức tuyển sinh, đào tạo cho lực lượng CSĐT theo hình thức liên kết giữa các địa phương và nhà trường hoặc cử cán bộ về trường học tập. Đồng thời, mỗi cán bộ chiến sỹ của Cơ quan CSĐT, tự mình phải khơng ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần pháp lý, lịng nhân đạo, phải biết thơng cảm và xót xa trước những nỗi đau của người khác, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc.
Đồng thời, để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát điều tra đảm bảo có thể kịp thời ngăn chặn, phát hiện những vi phạm, sai lầm trong q trình điều tra nói chung, bắt người nói riêng trước hết cần giải quyết vấn đề tổ chức, biên chế, trình độ năng lực của lực lượng KSV. Giải quyết vấn đề này thuộc thẩm quyền Quốc hội và VKSND tối cao, trong phạm vi nghiên cứu của mình luận văn xin đề xuất: VKSND tối cao nghiên cứu đề xuất Quốc hội tổ chức lại Cơ quan VKS để đảm bảo việc kiểm sát hoạt động điều tra chặt chẽ, xuyên suốt; tăng cường biên chế và có biện pháp nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng KSV; tăng cường
cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Cơ quan VKSND; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho lực lượng này; lãnh đạo VKSND các địa phương cần quan tâm bổ sung lực lượng KSV từ nhiều nguồn và phải đảm bảo về chất lượng; rà sốt, phân loại và có biện pháp phù hợp lực lượng KSV hiện có để từng bước xây dựng lực lượng KSV đảm bảo về số lượng và chất lượng để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát, góp phần khắc phục việc oan, sai.