Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với các đơn vị trong áp dụng biện pháp bắt ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 76 - 78)

- Căn cứ pháp lý: Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang

HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.3. Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với các đơn vị trong áp dụng biện pháp bắt ngườ

các đơn vị trong áp dụng biện pháp bắt người

Biện pháp bắt người khơng chỉ là một BPNC trong TTHS mà cịn là một hoạt động nghiệp vụ phức tạp, phải tiến hành nhiều công việc khác nhau do đó cần thiết phải có sự phối hợp của nhiều cá nhân, lực lượng trong khi áp dụng biện pháp này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người cần thiết phải tăng cường hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT với các đơn vị khi áp dụng biện pháp này. Mục tiêu của giải pháp này là nhằm huy động sự tham gia có trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị, lực lượng có liên quan, nâng cao hiệu quả khi áp dụng biện pháp bắt người.

Nâng cao nhận thức về mối quan hệ phối hợp khi áp dụng biện pháp bắt người cho cán bộ điều tra và ĐTV. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp cần thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho ĐTV, cán bộ điều tra về tầm quan trọng, vai trò của mối quan hệ phối hợp khi áp dụng biện pháp bắt người. Ngoài ra, khi sơ kết, tổng kết các cuộc bắt hoặc họp rút kinh nghiệm cần đề cập đến mối quan hệ phối hợp này trên phương diện là ưu điểm hoặc hạn chế, thiếu sót để mỗi cán bộ điều tra, ĐTV nhận thức rõ.

CQĐT chủ trì cuộc bắt cần dự kiến được các đơn vị, lực lượng cần phối hợp, nhất là Công an cấp cơ sở, nội dung phối hợp, trên cơ sở đó phổ biến những thơng tin cần thiết về vụ án cho những đơn vị, lực lượng tham gia phối hợp trong phạm vi nội dung phối hợp. Các đơn vị, lực lượng tham gia phối hợp thực hiện công tác bắt phải cùng nhau bàn bạc, lên phương án, kế hoạch, phân công lực lượng và nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng tham gia, đồng thời thống nhất phương thức liên lạc và mệnh lệnh trong tác chiến. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, mỗi đơn vị, lực lượng cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm

cho việc áp dụng biện pháp bắt người được thuận lợi. Các đơn vị, các lực lượng tham gia phối hợp thực hiện biện pháp bắt phải kịp thời trao đổi thông tin với nhau, đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT chủ trì cuộc bắt để kịp thời xử lý những tình huống phức tạp, tình tiết mới của vụ án trong quá trình phối hợp.

Chú trọng thực hiện có hiệu quả việc phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc áp dụng biện pháp bắt người. Thực hiện có hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS được thể hiện cả về hình thức và nội dung phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS Việt Nam, đây là hai chủ thể quan trọng trong chứng minh tội phạm. Trong quá trình áp dụng biện pháp bắt người, CQĐT phải kịp thời thông báo cho VKS cùng cấp theo thời hạn luật định. Đối với trường hợp áp dụng biện pháp bắt người trong các vụ án phức tạp, thu hút sự quan tâm của dư luận, cơ quan báo chí thì CQĐT cần chủ động thông báo ngay cho VKS để cùng thống nhất phương án xử lý. Trong trường hợp qua trao đổi giữa ĐTV và KSV chưa có sự thống nhất thì phải báo cáo ngay lãnh đạo trực tiếp để có ý kiến chỉ đạo. Đối với những trường hợp phức tạp có thể tiến hành họp liên ngành tư pháp (Công an, Kiểm sát, Tòa án) để cùng thống nhất phương án giải quyết. Cần tập trung vào việc thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để làm rõ căn cứ và sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt người, như: tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của đối tượng; nhân thân đối tượng; dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết VAHS.

Để nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT với VKS trong áp dụng biện pháp bắt người, lãnh đạo Bộ Công an, VKSND tối cao cần ban hành quy chế quy định cụ thể về cơ chế phân công, phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng tham gia cuộc bắt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành phần tham gia cuộc bắt, đảm bảo tính khoa học, kịp thời và hiệu quả trong việc tổ chức quan hệ phối hợp khi áp dụng biện pháp bắt người. Trong quy chế phối hợp, ngoài các nội dung nêu trên cần phải quy định trách nhiệm pháp lý đối với đơn vị, lực lượng, cá nhân có sai phạm trong việc phối hợp áp dụng biện pháp bắt người, nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng phải xem xét trách nhiệm hình sự. Trong đó, chú ý xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp với ngành Bưu chính viễn thơng để phục vụ kịp thời các

yêu cầu của hoạt động điều tra nói chung và áp dụng biện pháp bắt người nói riêng. Đồng thời, thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp với các lực lượng khác có liên quan trong công tác bắt nhằm đem lại hiệu quả cao nhất có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)