- Căn cứ pháp lý: Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang
HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự
biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự
Việc hạn chế nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc áp dụng biện pháp bắt người cũng như nhận thức về các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp bắt người của một bộ phận quần chúng Nhân dân hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế và vi phạm trong việc áp dụng biện pháp bắt người. Do đó, địi hỏi phải đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người.
Mục tiêu của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người là nhằm giúp cho người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS; trang bị cho họ những tri thức pháp luật cơ bản về biện pháp bắt người; bồi dưỡng, vun đắp ý thức pháp luật tích cực; “hướng dẫn thói quen ứng xử tích cực theo pháp luật” [6, tr.82].
Phát huy vai trò của của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là của những người đứng đầu. Bởi lẽ “sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền là nhân tố quyết định sự vững mạnh cũng như chất lượng của việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa bàn cơ sở”. Cơng tác tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về biện pháp bắt người nói riêng phải được thực hiện một cách thường xuyên, có kiểm tra, đơn đốc, phải có sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn, đặc biệt là sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người trên cơ sở phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Trong đó cần đặc biệt phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người cho người dân. Cụ thể, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, đài truyền hình,
đài phát thanh các cấp cần xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật trong đó có đề cập đến các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp bắt người, tình hình áp dụng biện pháp bắt người của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về biện pháp bắt người còn được thực hiện thông qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý; xây dựng các tủ sách pháp luật tại địa bàn cơ sở để cung cấp những tài liệu phổ biến về pháp luật trong đó có biện pháp bắt người; thông qua chương trình giáo dục pháp luật tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân… Công an tỉnh đẩy mạnh phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về PCTP, tệ nạn xã hội. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ban hành các Chương trình, Kế hoạch công tác liên quan phong trào toàn dân PCTP; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động Nhân dân tham gia tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Khoản 3 Điều 4 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Mọi cơng dân có nghĩa vụ tích cực tham gia PCTP” [37, tr.8]. Vì vậy, tuyên
truyền để người dân có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật là một giải pháp căn bản. Bởi vì, người dân dù có hiểu biết pháp luật đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu ý thức chấp hành chấp luật khơng nghiêm chỉnh thì việc thực hiện hành vi VPPL là điều khó tránh khỏi. Việc tuyên truyền về ý thức chấp hành pháp luật cho người dân phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có sự hướng dẫn và đơn đốc, kiểm tra. Sau đó, tuyên truyền về các quy định của pháp luật nói chung và quy định về các biện pháp bắt người trong TTHS nói riêng, quyền, nghĩa vụ pháp lý của người dân trong công tác đấu tranh PCTP cũng như khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS về biện pháp bắt người.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở khái quát một số yêu cầu góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS Việt Nam gồm: yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh PCTP; yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; yêu cầu về nâng cao hiệu quả hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan có thẩm quyền THTT, luận văn
đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong các lĩnh vực pháp luật, TTHS là lĩnh vực rất nhạy cảm bởi mỗi một trình tự, thủ tục hay quyết định, hành vi trong TTHS đều có khả năng xâm hại trực tiếp đến quyền con người. Hiện nay, pháp luật TTHS đã thơng qua nhiều hình thức để bảo đảm quyền con người như: các nguyên tắc, các quy định quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, bảo đảm quyền con người trong quy định về các biện pháp cưỡng chế, quy định quyền được bồi thường và phục hồi danh dự, quyền lợi. Hoạt động bắt người phạm tội luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội vì bắt người đúng hay khơng đúng các quy định của pháp luật có liên quan và leo trượt của các bánh xe trên ray, trạng thái hàng hóa trên toa xe, vị trí các toa xe trong thành phần bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm…của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước... Do đó, vấn đề bắt người quy định trong TTHS ln và từ vị trí khởi điểm trật bánh trở về ngược hướng, để góp phần phải bảo vệ vì đối với những vụ tai nạn chưa rõ về nguyên nhân đoạn đường này thể hiện chất lượng của đường sắt việc xử lý của tài xế, trưởng tàu sau tai nạn, các dấu vết, vật lạ PCTP nhằm phát huy tác dụng tích những hạn chế.
Thực tiễn có thể thấy trong thời gian qua, việc áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã từng bước đi vào nề nếp và có những chuyển biến tích cực. Chất lượng áp dụng biện pháp bắt người được quan tâm thực hiện; những khó khăn, vướng mắc cũng như những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng đã dần được khắc phục. Tỷ lệ bắt người sau đó khởi tố hình sự chiếm tỷ lệ cao (94,17%). Nhìn chung phần lớn các trường hợp bắt người đều có căn cứ và đảm bảo quy định của pháp luật. Tình trạng bắt oan người vơ tội, bắt bừa, bắt ẩu, bắt người vì động cơ cá nhân hầu như khơng có. Việc tuân thủ những quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục bắt người cũng đã được các chủ thể tiến hành quan tâm thực hiện. CQĐT cấp trên đã có sự hướng dẫn, chỉ đạo CQĐT cấp dưới thực hiện tốt chức năng của mình. Sự giám sát, phê chuẩn hồ sơ bắt người của CQĐT đã được VKS các cấp được thực hiện thận trọng, qua đó góp phần hạn chế thấp nhất những trường hợp bắt người khơng có căn cứ, tình trạng lạm dụng việc bắt người. Những kết quả áp nêu trên đã góp phần quan trọng trong công tác
đấu tranh PCTP, đảm bảo yêu cầu của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, luận văn đã phân tích những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc đó. Đồng thời, thơng qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình thời gian tới. Nội dung nghiên cứu của đề tài là một vấn đề phức tạp, lý luận về biện pháp bắt người và áp dụng biện pháp bắt người theo pháp luật TTHS là rất nhạy cảm, có nhiều khó khăn, vì vậy trong thời gian tới cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về BPNC này, khơng ngừng hồn thiện lý luận và thực tiễn bắt người phạm tội và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn đấu tranh PCTP tại địa phương tỉnh Quảng Bình.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã có nhiều cố gắng, nỗ lực dưới sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của thầy hướng dẫn khoa học, song kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại. Chúng tơi kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn, quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn.