- Hồ sơ cỏa công dân, tổ chức mà có liên quan đến các phòng, ban, ngành chuyên môn thì xem xét nội dung chủ yếu liên quan đến phòng, ban, ngành chuyên
2.3.1. Đánh giá chung
Nhìn chung, mô hình “một cửa” trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân trong thời gian qua được UBND huyện Thăng Bình triển khai tương đối tốt, mang lại nhiều kết quả tích cực như giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí được công khai, minh bạch; tổ chức, công dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của cán bộ công chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp kết quả điều tra rà soát mẫu đơn, tờ khai hành chính tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2019
Nội dung Tổng số (phiếu) Trả lời CÓ Trả lời KHÔNG Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Mẫu đơn, mẫu tờ khai này có cần thiết
trong thực hiện thủ tục hành chính hay không? 50 35 70.00 15 30.00 2. Nội dung mẫu đơn, mẫu tờ khai có dễ hiểu,
dễ thực hiện không? 50 41 82.00 9 18.00 3. Mẫu đơn, mẫu tờ khai có phải xin xác nhận
của cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền không?
50 13 26 37 74
3.1. Yêu cầu việc xác nhận vào mẫu đơn,
mẫu tờ khai có cần thiết không? 50 23 46.00 27 54.00 3.2. Quy định về cơ quan/người có thẩm
quyền xác nhận vào mẫu đơn, tờ khai có phù hợp không?
50 46 92.00 4 8.00
3.3. Yêu cầu xác nhận vào mẫu đơn, mẫu
tờ khai có rõ ràng không? 50 29 58.00 21 42.00 4. Thể thức của mẫu đơn, mẫu tờ khai có tiện
lợi cho người sử dụng không? 50 43 86.00 7 14.00 5. Ngôn ngữ yêu cầu trong mẫu đơn, mẫu tờ
khai có hợp lý không? 50 45 90.00 5 10.00 6. Mẫu đơn, mẫu tờ khai có dễ tiếp cận không? 50 47 94.00 3 6.00 7. Mẫu đơn, mẫu tờ khai này được áp dụng
trên phạm vi toàn quốc hay địa phương? 50 47 94.00 3 6.00 8. Mẫu đơn, mẫu tờ khai này có được quy
định trong văn bản pháp luật không? 50 43 86.00 7 14.00 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra theo mẫu phụ lục 1
So với một số địa phương khác cùng cấp khi thực hiện cơ chế một cửa UBND huyện Quế Sơn, Thành phố Tam Kỳ, Thành phố Đà Nẵng thì UBND huyện
Thăng Bình có điều kiện học hỏi kinh nghiệm cải cách và xây dựng quy trình, quy chế làm việc hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế, vì là địa phương triển khai cơ chế “một cửa” muộn nên sự quan tâm, chỉ đạo cũng như hỗ trợ về kinh phí để triển khai mô hình cải cách thủ tục hành chính một cửa của tỉnh và các cơ quan, ban ngành tỉnh. Bên cạnh đó, công tác rút kinh nghiệm vẫn còn bó hẹp trong khuôn khổ địa phương thực hiện, mà chưa được nhân rộng, phổ biến sâu rộng nên UBND huyện Thăng Bình vẫn phải từng bước vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Mặc dù triển khai cơ chế “một cửa” muộn hơn so với địa phương khác trong tỉnh nhưng vẫn đi vào“vết xe đổ” của các địa phương đi trước triển khai, bên cạnh đó, các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện vẫn còn hạn hẹp. Theo quy định của quyết định số 93/2007/QĐ-TTg thì ở địa phương sẽ triển khai cải cách thủ tục hành chính trên 7 lĩnh vực: Tư pháp, hộ tịch, đất đai, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, LĐ-TB&XH và khiếu nại-tố cáo, nhưng tại Bộ phận “một cửa” của UBND huyện Thăng Bình thì mới đưa vào áp dụng 4 lĩnh vực theo cơ chế “một cửa” là Tư pháp, Đất đai, Đăng ký kinh doanh, LĐ-TB&XH, do đó, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của tổ chức, công dân. Để khắc phục và hạn chế những thiếu sót trên đây, đồng thời phát huy được những mặt tích cực, UBND huyện Thăng Bình cần xác rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này để có thể đưa ra phương hướng và các giải pháp giải pháp khắc phục.