- Hồ sơ cỏa công dân, tổ chức mà có liên quan đến các phòng, ban, ngành chuyên môn thì xem xét nội dung chủ yếu liên quan đến phòng, ban, ngành chuyên
3.4. Một số định hướng về cải cách hành chính cho giai đoạn tiếp theo:
CCHC chắc chắn là một nhiệm vụ trọng tâm cần được đặt ra trong giai đoạn tiếp theo. Nội dung CCHC nhà nước cần gắn với những trọng tâm, những yếu tố trụ cột của nền hành chính, đó là thể chế, tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, vấn đề hiện đại hóa hành chính và tài chính công. CCHC giai đoạn mới cần lấy cải cách thể chế là trung tâm, cải cách công vụ, tổ chức bộ máy là then chốt, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là nền tảng, hiện đại hóa hành chính và cải cách tài chính công là động lực.
Thứ nhất, cải cách thể chế cần được đặt ra với mục tiêu tạo lập thể chế cho
ổn định và phát triển. Những biến động của thế giới và khu vực trong giai đoạn vừa qua, diễn biến của dịch bệnh đòi hỏi thể chế không chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh kiến tạo phát triển, thể chế trong những điều kiện thuận lợi mà thể chế còn dự liệu những kịch bản, những liệu pháp khi có biến động, tạo ra khả năng thích ứng để ổn định xã hội, tránh mọi cú sốc lớn đối với nền kinh tế – xã hội. Sự chuẩn bị về thể chế cho những tình huống bất thường là sự ứng phó tốt nhất với những biến động. Cải cách thể chế cần bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của quốc gia, cần tạo ra động lực và duy trì động lực đổi mới.
Thứ hai, tăng cường tính liên thông trong cải cách TTHC, cần tạo ra cơ sở dữ
liệu quốc gia trên các lĩnh vực, chia sẻ trong các cơ quan nhà nước để giảm thời gian giải quyết TTHC. Tăng cường lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp về kết quả cải cách TTHC. Mức độ hiệu quả của giải quyết TTHC cần phải được tính trên cơ sở chi phí xã hội chấp hành thủ tục, sự hài lòng của người dân, thời gian, kết quả thủ tục được giải quyết.
Thứ ba, bộ máy cần được tổ chức hợp lý về cơ cấu với sự đồng bộ của bộ
máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương nhưng một yếu tố quan trọng cần nhấn mạnh là năng lực của nền hành chính nhà nước. Nền hành chính nhà nước cần khả năng thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật, có khả năng sáng kiến lập pháp, lập quy, khả năng khái quát những mô hình phát triển. Chúng ta cần sớm tạo
lập cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn mới thực sự ổn định, tránh những sự xáo trộn không cần thiết.
Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC với việc đổi mới thực sự
công tác tuyển dụng công chức. Cải cách chế độ tiền lương thực sự gắn với từng vị trí việc làm, tạo động lực làm việc thực sự cho CBCC. Cần đổi mới cơ chế đánh giá, đánh giá theo tháng, đánh giá theo quý, đánh giá theo năm. Cần kết hợp đánh giá để nâng cao trách nhiệm và đánh giá để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Cần thực sự đổi mới về bồi dưỡng CBCC, cần tránh sự trùng lặp về nội dung bồi dưỡng. Trong giai đoạn tới, phải rà soát các chương trình bồi dưỡng CBCC để tìm ra những điểm giao thoa, những điểm trùng lặp, trên cơ sở đó có phương án xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp.
Thứ năm, hiện đại hóa nền hành chính gắn với chính phủ số, chính quyền thông minh. Xây dựng giải pháp đồng bộ để hình thành đội ngũ CBCC điện tử và công dân, doanh nghiệp điện tử. Hiện đại hóa nền hành chính cần tạo ra sự hiện đại hóa ở cả hai chủ thể, chủ thể cung ứng và chủ thể tiếp nhận, tạo ra sự sẵn sàng của một nền hành chính hiện đại. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, vận dụng trí tuệ nhân tạo trong giải đáp câu hỏi của công dân, doanh nghiệp, hình thành nền hành chính nhà nước liên tục, luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn đáp ứng.
Thứ sáu, CCHC công gắn với mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia lành
mạnh, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính thông qua việc rà soát chính sách thuế, phí, lệ phí, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp với thực tiễn; tăng cường kiểm soát bảo đảm kỷ luật, kỷ cương về thu ngân sách nhà nước. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý ngân sách theo hướng giảm dần việc quản lý ngân sách theo định mức đầu vào, hướng tới xây dựng và quản lý ngân sách, tài chính công theo đầu ra.
Cùng với nâng cao hiệu quả thu thì cần đổi mới cơ chế chi ngân sách, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển, tạo ra động lực, tạo ra “cú huých” cho phát triển, tránh sự đầu tư dàn trải, đầu tư kém hiệu quả, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Cần giám sát an toàn về nợ công, nợ quốc gia, nợ
Chính phủ, có kế hoạch dự trữ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có đủ nguồn lực ứng phó với những biến động
Tiểu kết Chương 3
Thực hiện Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, Huyện uỷ Thăng Bình đã ban hành Chương trình hành động và chỉ đạo triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết trong cán bộ, đảng viên. Những kết quả tích cực đã đạt được của cải cách hành chính là đáng ghi nhận: bộ mặt của nền hành chính nước ta đã bước đầu thay đổi, hướng tới phục vụ nhân dân, xã hội, số lượng các thủ tục được rà soát, đơn giản hoá tăng lên qua các năm, chất lượng giải quyết TTHC dần đáp ứng yêu cầu thực tế, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân, tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế.
Trong những năm qua, TTHC tại UBND huyện Thăng Bình vẫn còn tình trạng rườm rà, thủ tục chồng chéo, văn bản quy định không rõ ràng khiến cho tổ chức, công dân phải mất nhiều thời gian, đi lại nhiều lần gây bức xúc, khó chịu không hài lòng. CBCC chưa đảm bảo, vừa thiếu lại vừa yếu làm ảnh hưởng lớn đến quá trình CCHC... mặc dù TTHC được giải quyết theo cơ chế một cửa nhưng tổ chức, công dân khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, sự mâu thuẫn thủ tục chồng chéo do các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng nên không đồng quan điểm và tổ chức thực hiện khác nhau, thiếu sự thống nhất. Thực trạng này không chỉ diễn ra trong huyện Thăng Bình, mà nó diễn ra ở các huyện khác. Không phải ngẫu nhiên trong công cuộc CCHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông lại được Đảng và Nhà nước chọn làm nhiệm vụ trọng tâm đột phá, xuất phát từ yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nên chúng ta phải từng bước đi đúng hướng nhằm cải cách nhanh nhất, mạnh mẽ và triệt để nhất.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
KẾT LUẬN
Thủ tục hành chính là một trong những yếu tố xác định tính hợp lý và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Từ những đặc điểm của TTHC và khái niệm TTHC, khái niệm CCHC, từ mối quan hệ hữu cơ của pháp luật và thực hiện pháp luật về TTHC và những vướng mắc về TTHC. Đề tài nghiên cứu việc thực hiện pháp luật CCHC của huyện Thăng Bình của Bộ phận một cửa, nhằm hoàn thiện cơ chế thực hiện và kiểm soát TTHC nó có ý nghĩa thực tiễn, quan trọng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước của Huyện.
Từ ý nghĩa quan trọng của thực hiện pháp luật CCHC đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình” đã xây dựng một hệ thống lý luận, trong đó đã đưa ra quan niệm về cải cách hành chính, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu khoa học, khẳng định TTHC là cách thức, phương thức của quản lý Nhà nước cũng là cách thức, mà nhà nước sử dụng để phục vụ tổ chức và công dân một cách thiết thực, hiệu quả.
CCHC nói chung và cải cách TTHC tại UBND huyện Thăng Bình nói riêng đã đạt được những kết quả to lớn trên các lĩnh vực nhất là thủ tục hành chính được rà soát và đơn giản hóa, thông thoáng hơn, hoàn chỉnh hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính.
Từ những luận chứng ở chương 2, những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về TTHC của huyện Thăng Bình, trong đó có những hạn chế của quy định về cơ chế và kiểm soát TTHC, hạn chế về bộ máy và nhân sự gồm:
TTHC còn tồn tại xu hướng giành thuận lợi về cho cơ quan hành chính, đẩy khó khăn cho các công nhân, tổ chức và doanh nghiệp, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện. Do đó, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một của” vẫn còn phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư.
Hệ thống biểu mẫu, tờ khai không đồng nhất, văn bản quy định không hợp lý nhưng chậm thay đổi, chậm được chuẩn hoá theo hướng tinh giản gọn nhẹ. Chưa có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền về tính thống nhất, tính minh bạch, tính công khai, tính hợp lý cả về nội dung lẫn hình thức của các biểu mẫu đơn, mẫu tờ khai. Thực trạng này đã gây phiền hà cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sự nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh khá nhiều. Có những quy định về TTHC không còn phù hợp với thực tiễn nhưng được phát hiện để điều chỉnh thay đổi, sửa đổi kịp thời. Điều này đã tồn tại từ lâu nhưng thực tế vẫn chậm được khắc phục.
Trên sơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân cũng như xác định rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc tiếp tục cải cách TTHC tại huyện Thăng Bình, tác giả xin đề xuất hai nhóm giải pháp:
Trong các nhóm giải pháp mà luận văn kiến nghị nhằm cải cách TTHC tại huyện Thăng Bình cần đặc biệt chú trọng khâu xây dựng và hoàn thiện TTHC phải đảm bảo tính thống nhất, việc chuẩn hoá, mẫu hoá các quy trình hoá TTHC. Khâu tổ chức thực hiện cần phải quan tâm đến việc công khai hoá TTHC, đẩy mạnh việc củng cố và hoàn thiện cơ chế “Một cửa”, tính kỷ cương, kỷ luật trong giải quyết TTHC, trong đó nhân tố quyết định thành công chính là yếu tố con người, bao hàm cả lề lối làm việc, văn hoá công sở, đạo đức công vụ và năng lực thực hiện của cán bộ, công chức.
Tác giả đề xuất triển khai mô hình “chính quyền điện tử” tại UBND huyện Thăng Bình là một việc cần kíp trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở những lý luận về CCHC và kinh nhiệm “chính quyền điện tử” của các huyện bạn.
Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình” là đề tài mới chưa có nhiều công trình thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu, đề tài còn liên quan nhiều chuyên ngành khoa học khác, trực tiếp là chuyên ngành pháp luật hành chính, tổ chức nhà nước, một số chuyên ngành xã hội khác. Điều đó nói lên độ khó khăn và phức tạp của đề tài từ thực tiễn thực hiện cải cách TTHC ở huyện Thăng Bình. Vì lẽ ấy, tác
giả đã có nhiều cố gắng trong thực hiện đề tài không chỉ nghiên cứu những công trình khoa học đã liên quan, vận dụng kiến thức tư duy lý luận và kinh nghiệm công tác của bản thân mà còn tích cực nghiên cứu thực tiễn, thực hiện khảo sát trực tiếp thông qua điều tra xã hội học, phỏng vấn, đối thoại với các CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa. Mặc dù vậy, do những khó khăn nêu trên phạm vi nghiên cứu của đề tài này rộng cả về không gian, thời gian nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó cũng là những vấn đề mà tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.