Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 65 - 66)

- Hồ sơ cỏa công dân, tổ chức mà có liên quan đến các phòng, ban, ngành chuyên môn thì xem xét nội dung chủ yếu liên quan đến phòng, ban, ngành chuyên

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo địa phương

phương

Hoạt động của Nhà nước luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, trong hoạt động quản lý nhà nước cũng vậy, lãnh đạo, chỉ đạo là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính và sự vụ hành chính. Công cuộc cải cách hành chính chỉ đạt kết quả đề ra nếu sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền một cách thống nhất, đồng bộ và kiên quyết. Trong công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thăng Bình nói riêng và cải cách hành chính Nhà nước nói chung, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương với những nội sau:

Đầu tiên, cấp ủy Đảng cần quan tâm lãnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện CCHC theo cơ chế "một cửa". Lãnh đạo cần duy trì công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và báo cáo thường xuyên, định kỳ theo tháng, quý, sáu tháng, năm và thường xuyên kiểm tra đột xuất việc giải quyết hồ sơ của CBCC nhằm kịp thời chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc của CBCC, để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Thường xuyên lãnh chỉ đạo, theo dõi nhằm làm chấn chỉnh tình trạng hoạt động cầm chứng, làm việc theo hình thức, đối phó của các phòng, ban cũng như CBCC trong khi thực hiện nhiệm vụ. Có kế hoạch kiểm tra CBCC trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của công dân, xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi gây sách nhiễu, hách dịch, thiếu trách nhiệm. Khen thưởng những trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, sai sót.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND - UBND Huyện cần lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân và của CBCC về công tác CCTTHC thông qua các

kênh thông tin như hòm thư góp ý, đơn thư khiếu nại, báo cáo tổng kết, tiếp xúc với người dân để đi sâu, bám sát thực tiễn, đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý...

Thường xuyên tăng cường trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giám sát công việc của cơ quan một cách toàn diện. Phân cấp quản lý nhưng vẫn thường xuyên phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và có kết quả. Lãnh đạo UBND Huyện cần quan tâm tổ chức tham gia học tập kinh nghiệm CCHC của các địa phương khác đã thực hiện tốt trong những năm qua.

Đồng thời, cần thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tuyển chọn người vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 65 - 66)