Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 57)

- Hồ sơ cỏa công dân, tổ chức mà có liên quan đến các phòng, ban, ngành chuyên môn thì xem xét nội dung chủ yếu liên quan đến phòng, ban, ngành chuyên

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, thiếu sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền: Nhận thức, tư duy về quản lý về quản lý nhà nước trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức tại UBND Huyện và các xã, thị trấn còn chậm được đổi mới. Các nguyên tắc thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa” chưa được tuân thủ một cách triệt để, như nguyên tắc thủ tục hành chính đơn giản, đúng pháp luật, nguyên tắc đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh chóng thuận tiện và nhất là nguyên tắc về phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện đồng bộ. Việc tổng hợp, kiểm tra rà soát những kiến nghị bãi bỏ những thủ tục hành chính rườm rà vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy vẫn còn tồn tại một số thủ tục rườm rà phát sinh ngoài quy định của pháp luật.

Thứ hai, CCHC là vấn đề rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng trong xã hội và gắn liền với thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.

Do một số văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự thống nhất, vẫn còn chồng chéo về thủ tục, về quy định chức năng nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện như mâu thuẫn trong quy định về thẩm quyền giải quyết hồ sơ cấp huyện cụ thể như trong Quyết định 181/2003/TTg và Quyết định số 93/2007/TTg.

Thứ ba, Cần nhìn nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tháo gỡ những rào cản, những khó khăn vướng mắc trong cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về TTHC để phát huy mọi tiềm năng sức mạnh của người dân. Cần xây dựng quy trình giải quyết hồ sơ một cách hợp lý hơn cho phù hợp, xác lập những quy định về cơ

chế báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận “một cửa”.

UBND Huyện cần có chế tài xử phạt cụ thể đối với CBCC không thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình. Ban hành cơ chế trách nhiệm rõ rang của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Thứ tư, Trong quá trình thực hiện triển khai cải cách hành chính, nhận thức và trình độ của một số lãnh đạo các phòng, ban và xã, thị trấn còn hạn chế; một số cán bộ công chức chưa tạo được thói quen, lề lối làm việc bằng phần mềm tin học nên hiệu quả công việc chưa cao, khả năng thay đổi thích nghi còn chậm, tư duy cai trị vẫn còn nặng nề.

Thứ năm, cần có cơ chế pháp lý đủ mạnh để gắn trách nhiệm của UBND Huyện trong việc tiếp nhận, xử lý, kịp thời các phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về những TTHC rườm rà, không còn phù hợp với thực tiễn. Chế độ chính sách đối với CBCC làm tại Bộ phận “một cửa” còn thấp, ngoài chế độ lương quy định theo bậc lương của cán bộ công chức ra họ chỉ được hưởng một khoản phụ cấp là 200.000 đồng/ tháng. Khi đó, CBCC được chuyển từ các phòng ban chuyên môn vừa phải đảm nhận công việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vừa phải kiêm nhiệm việc của phòng ban chuyên môn. Công việc quá nhiều, CBCC phải tiếp cận với nhiệm vụ tình hình mới, tương đối phức tạp, phần mềm tác nghiệp thường xuyên xảy ra lỗi, các quy trình thực hiện đều chặt chẽ, trong khi đó thời gian tổ chức tập huấn nghiệp vụ không nhiều, khối lượng công việc ngày càng tăng gấp nhiều lần so với những năm trước.

Thứ sáu, trình độ dân trí, ý thức, sự hiểu biết về pháp luật của một số bộ phận chưa cao, dẫn đến chưa nắm rõ được quyền lợi, nghĩa vụ của mình, khi gặp phải những biểu hiện tượng tiêu cực xảy ra không dám mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, một số người dân thậm chí còn tiếp tay cho một cán bộ công chức bằng hình thức bồi dưỡng ngoài giờ làm để được giải quyết hồ sơ của mình được nhanh hơn. Việc trễ hẹn hồ sơ là do sự tắc trách của CBCC hay do sự chồng chéo bất cập của những thủ tục quy định thì sự thiệt thòi vẫn thuộc về người dân, điều này gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của, của người dân và

chưa đúng tinh thần của công cuộc cải cách hành chính như các văn bản đã quy định.

Việc tồn tại những hạn chế, bất cập nêu trên là do một số nguyên nhân sau: Nơi làm việc của Bộ phận một cửa Huyện cũng như một số xã còn chật hẹp, được xây dựng từ nhiều năm nên đã xuống cấp, diện tích phòng tiếp công dân không đảm bảo theo quy định.

Nhận thức về công tác CCHC của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa rõ rang, chưa sâu sắc, chưa thấy được tầm quan trọng và vai trò của công tác CCHC. Chưa hiểu rõ được CCHC là nhiệm vụ trọng tâm và là khâu đột phá của cấp ủy Đảng. Công tác kiểm tra giám sát của một số cấp ủy, chính quyền chưa thường xuyên, chưa sâu sát.

Tiểu kết Chương 2

Từ thực trạng CCHC theo cơ chế một cửa được triển khai trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND huyện Thăng Bình đã cho thấy, thủ tục quá rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, công dân trong việc tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thừa hành nhiệm vụ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính, một bộ phận công chức thì thiếu trách nhiệm, có dấu hiện cửa quyền, hách dịch, không niềm nở, thiếu lễ phép khi tiếp xúc với người dân.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức ở địa phương còn hạn chế, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục còn kéo dài quá thời hạn quy định, nhất là các thủ tục thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Từ những yêu cầu của thực tế trên ta thấy rằng cần có một hệ thống giải pháp thống nhất và những chế tài cụ thể để nâng cao chất lượng cải cách TTHC trong thời gian tới trên cả nước nói chung và UBND huyện Thăng Bình nói riêng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)