- Hồ sơ cỏa công dân, tổ chức mà có liên quan đến các phòng, ban, ngành chuyên môn thì xem xét nội dung chủ yếu liên quan đến phòng, ban, ngành chuyên
2.3.4. Hạn chế trong công tác cải cách hành chính tại UBND huyện Thăng Bình
Bình
Thực chất của cải cách hành chính, áp dụng cơ chế “một cửa” trên địa bàn huyện Thăng Bình cũng như các địa bàn khác trong cả nước là để cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, là thay đổi quan điểm và phương thức phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước từ thói quen cửa quyền xin - cho, dành thuận lợi cho người quản lý trước đây sang thói quen phục vụ của người công chức - viên chức, thật sự là công bộc của nhân dân, nhận khó khăn về mình, dành thuận lợi cho nhân dân; vì lợi ích của nhân dân và nhân dân là người được hưởng lợi ích trực tiếp của cuộc CCHC, của việc áp dụng cơ chế “một cửa”. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động thì công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” vẫn chưa thực hiện triệt để được yêu cầu nêu trên và vẫn còn tồn tại hạn chế.
2.3.4.1. Thể chế hành chính chưa hoàn chỉnh đồng bộ
Thể chế về cơ chế “một cửa” mới chỉ được đề cập về mặt nguyên tắc. Huyện chưa có quy chế chịu trách nhiệm khi hồ sơ hành chính giải quyết chậm trễ. Bộ phận “một cửa” là nơi tiếp nhận hồ sơ chứ không có thẩm quyền giải quyết hồ sơ mà phải chuyển qua cho các cơ quan chuyên môn cùng phối hợp. Điều này làm mất thời gian của tổ chức, công dân và thời gian đi lại của CBCC ở Bộ phận “một cửa”.
Lĩnh vực thực hiện theo cơ chế “một cửa” ít, Bộ phận “một cửa” của UBND Huyện mới thực hiện CCHC ở năm lĩnh vực, trong đó hầu hết đều là những hồ sơ thủ tục đơn giản. Mâu thuẫn trong quy định thẩm quyền của UBND cấp huyện trong giải quyết hồ sơ hành chính của Quyết định số 181 và Quyết định số 93 không đồng nhất với nhau, điều này dẫn đến việc lúng túng trong xây dựng và thực hiện thẩm quyền giải quyết hồ sơ hành chính. Vì thế, thủ tục hành chính chưa ổn định, chưa đủ sức hấp dẫn.
Sự phối kết hợp giữa các phòng, ban chuyên môn với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong công tác giải quyết hồ sơ cũng như theo dõi, kiểm tra, rà soát, thống kê thủ tục hành chính chưa tốt làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Vẫn còn tình trạng từ chối, đùn đẩy, thờ ơ trong việc giải quyết hồ sơ của các phòng, ban chuyên môn trong công tác phối hợp. Việc thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền trách nhiệm để giải quyết hồ sơ chưa được quan tâm.
2.3.4.3. Thủ tục hành chính vẫn rườm rà, chưa hợp lý, so với quy định của trung ương vẫn có xu hướng tăng thêm
Hệ thống văn bản pháp luật liên tục thay đổi dẫn đến các thủ tục, các văn bản hướng dẫn, biểu mẫu với nhiều nội dung cũng thay đổi gây khó khăn trong quá trình giải quyết. Trong thời gian qua, sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong công tác kiểm tra, rà soát và sửa đổi một số thủ tục hành chính rườm rà, gây cản trở cho công dân trong việc thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa” tại địa phương, nhưng nhìn chung trong quá trình thực hiện CCHC, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà. Tổ chức, công dân vẫn phải đi qua “nhiều cửa” khi hoàn thiện hồ sơ hành chính, đến thời hạn thì phải mang thông báo của Chi cục thuế đến ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính, sau đó lại mang phiếu thu quay trở lại Bộ phận “một cửa” để nộp phiếu thu và nhận kết quả hồ sơ.
2.3.4.4. Thời gian xử lý công việc từ khi tiếp nhận đến khi có kết quả vẫn còn tùy tiện, kéo dài
Tổ chức, công dân khi đến Bộ phận “một cửa” nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ và nhận phiếu hẹn trả cụ thể nhưng trên thực tế còn không ít trường hợp kết quả được giao không đúng hẹn, thậm chí sai hẹn gấp đôi gấp ba thời gian quy định. Lĩnh vực có nhiều hồ sơ bị tồn đọng, gây bức xúc nhất cho người dân là lĩnh vực đất đai, Quy định về cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Thăng Bình theo quy định là 45 ngày cũng gây không ít khó khăn cho cán bộ thực hiện vì lượng hồ sơ thuộc lĩnh vực nhà đất quá nhiều khiến công việc của cán bộ thụ lý luôn bị quá tải. Thời gian xác định nghĩa vụ tài chính kéo dài cũng là một nguyên nhân làm cho việc hồ sơ bị chậm, kéo dài thời gian trả kết quả. Cụ thể như để làm thủ tục cấp do mất GCNQSDĐ
người dân phải chờ đợi có trờng hợp gần 6 tháng, còn cấp lại, hoặc cấp mới thì thường kéo dài thời gian giải quyết thêm từ 5 đến 10 ngày.
2.3.4.5. Kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, nghèo nàn, lạc hậu
Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư để phục vụ cho công tác tiếp nhận và trả hồ sơ nhưng chưa cụ thể rõ ràng, chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn. UBND Huyện đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn không có khoản kinh phí nào để đầu tư máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất. Việc bố trí trang thiết bị chưa hợp lý, lãng phí. Phòng làm việc của Bộ phận “một cửa” tuy đã được sửa chữa, nâng cấp khang trang sạch đẹp nhưng cấu trúc văn phòng còn chưa hợp lý vì trước đây là Hội trường và các phòng làm việc của cơ quan UBND huyện cũ, mỗi một lĩnh vực giải quyết được bố trí ở từng phòng khác nhau, được ngăn cách bởi dãy tường nên nhìn không thông thoáng. Do kinh phí đầu tư của tỉnh hạn hẹp mới đầu tư liên thông được 2/22 xã, thị trấn với Bộ phận “một cửa” của huyện Thăng Bình, vẫn còn tồn tại việc xử lý hồ sơ hành chính theo phương pháp thủ công, việc xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong việc quản lý và giải quyết hồ sơ hành chính triển khai rất chậm.
2.3.4.6. Bố trí cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vẫn còn nhiều bất cập
Theo Quyết định số 181 quy định bố trí CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính là những CBCC có trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng giao tiếp với tổ chức, công dân. Nhưng do nhận thức của lãnh đạo coi đây là công việc đơn giản, chỉ đơn thuần là nhận hồ sơ và trả kết quả nên thường bố trí các Bộ phận này là công chức mới tuyển dụng, hoặc những CBCC có trình độ không cao, nhất là Văn phòng ĐKQSDĐ…đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại địa phương. Ở lĩnh vực đất đai, nhu cầu của người dân là rất lớn, thậm chí có ngày làm việc cán bộ lĩnh vực này phải tiếp nhận hơn 40 bộ hồ sơ, trong khi đó lại vừa hướng dẫn, vừa trả kết quả hồ sơ hành chính. Vì thế, tình trạng ùn tắc trong giải quyết hồ sơ hành chính tại lĩnh vực này vẫn còn phổ biến.
+ Việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa chưa được đồng bộ do chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, ngành của huyện.
+ Việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất tại bộ phận một cửa chưa kịp thời, chưa đáp ứng đúng yêu cầu, tiêu chuẩn về diện tích phòng làm việc và trang thiết bị nghèo nàn chưa hiện đại.
UBND huyện cần sớm khắc phục nhanh chóng những hạn chế trên để bảo đảm công tác CCHC đạt được hiệu quả tốt hơn.