Đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 62)

- Hồ sơ cỏa công dân, tổ chức mà có liên quan đến các phòng, ban, ngành chuyên môn thì xem xét nội dung chủ yếu liên quan đến phòng, ban, ngành chuyên

3.2.1. Đổi mới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Con người là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của một mô hình trong thực tiễn vì “con người quyết định tất cả”. Nó là một phương tiện không thể thiếu trong công cuộc CCHC. Khẳng định qua các kỳ đại hội Đảng các cấp cũng như các Chương trình cải cách tổng thể hành chính Nhà nước và trong nhiều văn bản pháp lý khác. Vì thế, cần nâng cao phẩm chất, năng lực, đạo đức của CBCC là một trong những giải pháp rất hàng đầu, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện có hoạt động mô hình “một cửa “ tại UBND huyện trong thời gian tới.

Chất lượng CBCC được thể hiện qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực làm việc, khả năng giao tiếp ứng xử giải quyết công việc và phẩm chất đạo đức chính trị. Để nâng cao chất lượng CBCC thì cần phải tiến hành các biện pháp sau:

Trước hết, để có được đội ngũ CBCC có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì UBND huyện Thăng Bình cần làm tốt công tác tuyển chọn CBCC vào làm việc trong cơ quan Nhà nước, đảm bảo công bằng, khách quan, ưu tiên cho những người có trình độ chuyên môn cao có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt và chuyên môn nghề nghiệp giỏi, có bằng cấp loại ưu đáp ứng được vị trí công việc đang cần tuyển (chuẩn hóa bằng cấp cán bộ đúng chuyên ngành). Tiếp đó, cần phải coi trọng việc sử dụng, bố trí CBCC làm việc đúng vị trí là việc phù hợp với trình độ, năng lực của họ, góp phần nâng cao hiệu suất và hiệu quả công viêc thông qua việc thi tuyển vị trí làm việc, cạnh tranh công bằng, công khai.

Cần thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ chuyên môn và các lớp tập huấn kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử và các kỹ năng mềm khác và cần chú ý nâng cao phẩm chất đạo đức đối với đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của công dân tổ chức.

Ngoài ra, chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với CBCC trực thuộc bộ phận “một cửa” cần phải được quan tâm hơn. Công việc ở bộ phận một cửa là chịu nhiều áp lực cả về hồ sơ công việc, thời gian làm việc, tác phong làm việc, phong cách giao tiếp..., trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân để giải quyết công việc. Vì vậy, cần có những ưu đãi nhất định như tăng chế độ phụ cấp lên bằng hệ số lương tối thiểu nhằm thu hút lực lượng cán bộ, công chức tham gia yên tâm công tác, phát huy sức sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc... Tiếp đó, thuyên chuyển công tác đối với những CBCC không có đủ năng lực đảm nhiệm công việc, đặc biệt là CBCC làm việc tại bộ phận một cửa cần phải có tác phong làm việc và thái độ ứng xử với công dân, tổ chức hòa nhã đúng mực nhằm xây dựng chính quyền kiến tạo liêm chính hành động để phục vụ nhân dân.

Cần quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ của CBCC tại cơ chế "một cửa". Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh đội ngũ làm việc của CBCC. Định kỳ tổ chức đánh giá, xếp loại CBCC hàng tháng, hàng quý và hàng năm, tổ chức rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những cá nhân hoặc bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời xử lý nghiêm khắc những CBCC có những sai phạm trong quá trình giải quyết hồ sơ. Lãnh đạo UBND Huyện cần tập trung quy hoạch đội ngũ CBCC hợp lý đảm bảo có chất lượng tốt, đáp ứng giải quyết tốt nhiệm vụ tại bộ phận một cửa. Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCC thực sự là "công bộc" của dân, phục vụ nhân dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân; giải quyết hồ sơ công việc của công dân chính xác, nhanh chóng, đúng luật định, đúng thời gian, hạn chế lối làm việc lề mề, qua loa, tắc trách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 62)