Những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 50)

- Hồ sơ cỏa công dân, tổ chức mà có liên quan đến các phòng, ban, ngành chuyên môn thì xem xét nội dung chủ yếu liên quan đến phòng, ban, ngành chuyên

2.3.2. Những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

chế một cửa từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Từ khi triển khai và đi vào hoạt động đến nay thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã đêm lại nhiều kết quả đáng mừng. Những ưu điểm và những kết quả đạt được trong thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thăng Bình như sau:

Một là, việc triển khai thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thăng Bình đã góp phần rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho tổ chức và công dân.

định tiến hành thực hiện cơ chế này. Nhờ sự lãnh chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, của lãnh đạo UBND huyện Thăng Bình, cùng với sự nỗ lực của toàn thể CBCC của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như CBCC các phòng, ban ngành phối hợp, qua hơn 5 năm (2015 - 2019) triển khai CCHC theo cơ chế “một cửa”, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã đi vào ổn định, từng bước giải quyết nhanh hơn, gọn hơn ở một số lĩnh vực đã đơn giản hơn đáp ứng được mục đích đề ra. Từ khi triển khai thực hiện đến nay, trung bình mỗi ngày, số lượng công dân, tổ chức và doanh nghiệp đến liên hệ công việc là 100-120 lượt/người/ngày; Còn ở Bộ phận một cửa của xã, thị trấn thì hàng ngày phải tiếp và giải quyết từ 300-330 lượt/ người/ ngày, những vấn đề công dân, tổ chức kiến nghị, yêu cầu hướng dẫn trình tự thủ tục đều được giải quyết nhanh chóng, tại chỗ công khai, bình đẳng rút ngắn được thời gian và công sức đi lại.

Hai là, thủ tục hành chính đã được rà soát thay đổi theo hướng công khai, đơn giản hơn so với “nhiều cửa”

Trong xây dựng cơ sở pháp lý cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thì UBND huyện đã chỉ đạo khẩn trương hoàn chỉnh việc sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản thống nhất như quy chế, quy trình thực hiện, nội quy cơ chế “một cửa” bảo đảm tính thống nhất và kiểm tra rà soát các biểu mẫu giấy tờ gây khó khăn cản trở cho việc giải quyết hồ sơ và chuẩn hóa mẫu tờ khai theo của văn bản quy phạm pháp luật nhằm xây dựng các thủ tục đơn giản, ngắn gọn dễ hiểu, đảm bảo tốt cho việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thăng Bình.

Tất cả các hồ sơ hành chính liên quan đều được niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc, đồng thời tạo cơ chế giám sát của tổ chức, công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.

UBND huyện Thăng Bình còn thường xuyên tiến hành việc kiểm tra rà soát các danh mục thủ tục hành chính để đưa ra kiến nghị loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà, không cần thiết để đưa vào thực hiện thông qua Bộ phận “một cửa” có 4/5 lĩnh vực được rút ngắn thời gian từ 1-5 ngày.

Ba là, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, giải quyết được đại đa số hồ sơ của tổ chức, công dân

Từ khi thực hiện cơ chế “một cửa”, thời gian hoàn thiện hồ sơ của công dân, tổ chức và giải quyết công việc ở UBND huyện đã được rút ngắn hơn. Cụ thể:

Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đối với yêu cầu của một lượt khách hàng được rút ngắn, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, trước đây công dân phải đi lại 10 lượt thì đến nay chỉ còn đi lại 3 lượt, đăng ký kinh doanh giảm được 1,5 ngày so với thời gian quy định của pháp luật, trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, sửu chữa, cải tạo, Điều chỉnh, gia hạn, hoặc cấp lại giấy phép xây dựng giảm được 2 ngay, trong lĩnh vực tư pháp và lĩnh vực thương binh xã hội thì các thủ tục được thực hiện trên tinh thần nhanh, gọn, thuận tiện nên công việc được giải quyết nhanh chóng ngay trong buổi làm việc, người dân không phải đi lại chờ đợi buổi sau giải quyết như trước đây. Hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 92% (số liệu thống kê của UBND huyện tháng năm 2019), còn một số trường hợp trả hồ sơ quá hạn là do hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban, người có thẩm quyền ký giải quyết đi họp, đi vắng nên không kịp hoàn trả kết quả dẫn đến trễ hẹn với công dân, tổ chức.

Chính nhờ sự nỗ lực chung của toàn thể CBCC trong UBND huyện, với sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo Huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính “một cửa” của UBND huyện Thăng Bình. Qua các năm triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, đã cơ bản giải quyết được một số lượng công việc lớn thuộc các lĩnh vực do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính phụ trách. Cụ thể qua thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa”, số lượng công việc của người dân được giải quyết tại 5 lĩnh vực được thể hiện như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả giải quyết hồ cơ theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2019

TT Lĩnh vực

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 HS tiếp nhận HS trả kết quả HS tiếp nhận HS trả kết quả HS tiếp nhận HS trả kết quả HS tiếp nhận HS trả kết quả HS tiếp nhận HS trả kết quả

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình

Qua bảng số liệu trên, ta có thấy số lượng giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thăng Bình tăng lên nhanh chóng về số lượng, nhất là hai lĩnh vực đất đai, Tư pháp và đăng ký kinh doanh. Lượng hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả hàng năm đều tăng, tỷ lệ hồ sơ tồn đọng, trễ hẹn giảm, trong năm 2019 đã giải quyết toàn bộ số hồ sơ, không còn tồn đọng hồ sơ hành chính, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Sau 5 năm triển khai thực hiện, UBND huyện Thăng Bình thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa” đã giải quyết được một khối lượng lớn hồ sơ của tổ chức, công dân. Nhằm nâng cao lòng tin của người dân vào cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thăng Bình cũng đã đêm lại nhiều kết quả tích cực đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện nhà.

Bốn là, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, công dân và CBCC cũng như các phòng ban chuyên môn được phân định rõ ràng hơn.

Triển khai thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa” đã giúp cho tổ chức, công dân nhận thức được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nắm rõ hớn thủ tục, thời gian giải quyết. Đồng thời, để cho tổ chức, công dân tham gia giám sát các hoạt động của CBCC làm việc tại bộ phận một cửa và hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc niêm yết công khai các quy trình, trình tự giải quyết công việc, quy chế làm việc và trách nhiệm của CBCC.

Đối với CBCC thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, dưới sự quản lý, điều hành của trưởng Bộ phận là Phó chánh Văn phòng HĐND & UBND Huyện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc sự quản lý của Văn phòng 1 Đất đai 1011 950 1.182 1.176 2.100 2.092 2.160 2.060 660 600 2 Tư pháp 1244 1244 1.045 1.045 1.525 1.525 950 950 537 537 3 ĐKKD 102 102 175 175 375 375 390 390 103 103 4 CSXH 180 180 210 210 310 310 278 278 68 68 5 GPXD 130 130 203 186 223 207 289 259 71 71 Tổng 2667 2606 2.815 2.792 4.533 4.509 4.067 3.937 1.439 1379

nhưng hoạt động mang tính chất độc lập, riêng biệt, chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng. Trình độ, năng lực chuyên môn của CBCC được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và chuyên nghiệp hơn, giao tiếp ứng xử khéo léo, đúng mực tạo điều kiện để công dân đến giao dịch được thoải mái, có cảm giác được tôn trọng hơn. Hằng năm, CBCC đều được tập huấn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ văn hóa ứng xử trong giao tiếp. CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết được trang bị đầy đủ như đồng phục, đeo thẻ và các phương tiện làm việc khác hiện đại như máy tính nối mạng Internet, máy bấm số, máy in, scan.. và được trợ cấp đặc biệt (500.000 đồng/ tháng). Đó là nguồn động viên tinh thần làm việc cho CBCC để CBCC tự mình thay đổi về thái độ, tác phong, trách nhiệm, lề lối làm việc để công việc được hiệu quả cao hơn.

Quy chế phối hợp hoạt động trong giải quyết hồ sơ giữa các phòng ban được chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của UBND Huyện. Công tác giám sát, kiểm tra được lãnh đạo địa phương tăng cường thực hiện thường xuyên trong thời gian qua. Trách nhiệm của các phòng, ban chuyên môn phối hợp đã rõ ràng, cụ thể hơn, xác định rõ vai trò, trách nhiệm độc lập của từng bộ phận, từng cá nhân trong từng việc giải quyết hồ sơ cho công dân, tổ chức. Nếu bộ phận hay phòng, ban nào chậm trễ sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm. Cùng với CCHC, lãnh đạo UBND Huyện cũng thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, xửa lý kỷ luật, nâng cao kỷ cương hành chính. Khi ccông dâ, tổ chức gửi phản ánh cán bộ nào gây phiền hà, nhũng nhiễu dân, lãnh đạo sẽ có những biện pháp xử lý một cách nghiêm khắc, chuyển công tác, chấm dứt hợp đồng...

Năm là, các kết quả khác

Về cơ sở vật chất tại văn phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã được tăng cường đầu tư nâng cấp sửa chữa, UBND Huyện đã nâng cấp dãy nhà cấp bốn thành dãy nhà hai tầng khang trang sạch đẹp với đầy đủ các trang thiết bị làm việc tiện nghi như bàn ghế, quạt mát, nước uống, máy bốc số, máy fax, máy in. Mỗi CBCC làm việc ở Bộ phận “một cửa” đều được trang bị một dàn máy vi tính và máy in hiện đại để nhằm phục vụ tốt hơn cho công dân, tổ chức.

Trên tinh thần cải cách toàn diện, thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước theo tinh thần Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, huyện Thăng Bình tiến hành triển khai thực hiện việc chuyển công văn, giấy tờ qua mạng Internet giữa các phòng ban, ngành, xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt khó khăn cho cán bộ văn thư. Việc làm này góp phần tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí in ấn văn bản, bởi chỉ cần trang văn bản gốc được đưa lên mạng thì các cơ quan, tổ chức liên quan đều có thể tải về máy tính để xem hoặc thực hiện. Đồng thời, tháng 10 năm 2019 các thủ tục hành chính của Huyện được cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 theo Quyết định số 118/2009/TTg, là một nội dung quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính nhằm có được phương pháp làm việc hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. UBND Huyện Thăng Bình xây dựng trang Web riêng của Huyện để công khai các thủ tục hành chính thuộc huyện giải quyết, người dân có thể ngồi nhà nhấn chuột, lướt web là có thể tìm kiếm, tra cứu, tìm hiểu về quy trình, trình tự thủ tục và thời gian thực hiện theo từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Huyện đã và đang đăng tải trên địa chỉ www.http://thangbinh.gov.vn/

Công tác tuyên truyền, phổ biến CCHC theo cơ chế “một cửa” được tăng cường thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thông qua các phương tiện thông tin như Đài truyền thanh Huyện, mạng Internet, Mạng xã hội như Face book... hoặc cơ quan UBND xã, thị trấn và Tại cơ quan UBND Huyện và các phòng ban chuyên môn Huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Vào tháng 10 hàng năm, sở Nội vụ đã tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của người dân về mức độ hài lòng đối với Bộ phận “một cửa” và đã thu được nhiều ý kiến khách quan. Cụ thể, theo thống kê sơ bộ của Phòng Nội Vụ huyện Thăng Bình thì có 22% tổ chức, công dân rất hài lòng với hoạt động của Bộ phận, 71% người dân hài lòng và chỉ có 7% chưa hài lòng với phong cách phục vụ của Bộ phận “một cửa” tại UBND Huyện.

Bảng 2.6a. Thực trạng tình hình cải cách hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1 (2015 - 2019)

STT Nhiệm vụ/ Tiêu chí Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Ghi chú 1.

Số văn bản chỉ đạo điều hành CCHC của huyện (Quyết định, Chỉ thị, Công văn…)

7 7 9 10 8

2. Số lượng cơ quan đơn vị được

kiểm tra CCHC 0 10 0 13 0

3. Số lượng các hình thức tuyên

truyền CCHC 26 32 30 35 29

4. Số mô hình sáng kiến CCHC

triển khai áp dụng 1 1 1 1 1

5. Số văn bản QPPL do Huyện ban

hành hàng năm 2 1 2 0 1

6.

Số văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của quận được rà soát, hệ thống hóa

2 1 2 0 1

7. Số văn bản đề nghị sửa đổi, bổ

sung, thay thế 0 0 0 0 0 8. Số văn bản đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ 0 0 0 0 0 9. Số thủ tục hành chính của Huyện 234 234 234 234 234

10.

Số thủ tục hành chính đã được Huyện công khai đầy đủ, đúng quy định tên cổng thông tin điện tử

234 234 234 234 234

11 .

Tổng số thủ tục hành chính được thực hiện ở địa phương giải quyết theo cơ chế một cửa

7 6 6 6 6 Tính theo Tính theo lĩnh vực đầu việc 12 . Tổng số thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông 3 3 3 3 3 Tính theo lĩnh vực đầu việc

Bảng 2.6b. Thực trạng tình hình cán bộ, công chức tại UBND huyện Thăng

Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1 (2015 - 2019)

STT Nhiệm vụ/ Tiêu chí Năm

2015 Năm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Ghi chú

01 Tổng biên chế của Huyện 101 101 105 105 111 02 Số lượng công chức cấp xã, thị trấn 418 422 420 420 429 03 Số lượng cán bộ công chức cấp Xã, thị

trấn đạt chuẩn 62% 73% 80% 90% 95%

04

Tổng số CBCC cấp xã, thị trấn được tham gia bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong năm

150 182 210 255 270

05 Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng

của Huyện 12 10 13 14 12

06 Số lượng cán bộ công chức được bồi

dưỡng hàng năm 46 52 53 48 55

07 Số cơ quan HC thực hiện cơ chế khoán

biên chế và kinh phí HC 22 22 22 22 22

08 Tỷ lệ (%) số văn bản chính thức trao đổi

dưới dạng văn bản điện tử 70% 75% 82% 95% 99%

09 Tỷ lệ (%) công chức được cấp hộp thư

điện tử, email công vụ 100% 100% 100% 100% 100%

10

Tổng số đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn được cài đặt ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, quản lý công việc

22 22 22 22 22

11

Tổng số đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn có sử dụng mạng internet nội bộ (mạng Lan) để trao đổi công việc

22 22 22 22 22

12

Tổng số đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn có sử dụng cổng, trang thông tin điện tử

22 22 22 22 22

13 Số đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn có

bảng công bố ISO 0 0 22 22 22

14 Tổng số đơn vị hành chính cấp xã, thị

trấn thực hiện cơ chế một cửa liên thông 0 0 1 1 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách hành chính theo cơ chế một cửa từ thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)