Lý thuyết tương tác biểu tượng trong phân tích căng thẳng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ trong cơ quan hành chính (nghiên cứu tại quận 10 – TP hồ chí minh) (Trang 29 - 31)

Tương tác giữa các cá nhân có thể tạo nên căng thẳng trầm trọng. Căng thẳng bắt đầu từ cảm giác gánh nặng, lo sợ. Những ví dụ của hoàn cảnh căng thẳng là ly hôn, việc làm không thuận lợi, thất nghiệp …

Những công trình nghiên cứu của các nhà lý thuyết Charles Horton Cooley, William Thomas và Erving Goffman lý giải các quá trình xã hội, từ cá nhân và chính xã hội đã tạo ra căng thẳng:

Theo Charles Horton Cooley: Cá nhân tự coi bản thân là một thực thể xã hội có quan hệ với phản ứng của người khác. Căng thẳng diễn ra khi một cá nhân thất bại trong phản ánh một hình ảnh nhất quán với những khách thể khác.

William Thomas: Khái niệm về hoàn cảnh xã hội nhất quán, hành vi sẽ tương đối trật tự. Khi các khái niệm khác nhau xuất hiện và những ứng xử thường lệ bị xóa bỏ, cảm giác mất trật tự, vô tổ chức sẽ hình thành. Khả năng cá nhân đối mặt với bối cảnh mất trật tự có quan hệ chặt chẽ với những kinh nghiệm xã hội hóa dạy cá nhân cách ứng xử với căng thẳng. Một căng thẳng không thể tạo ra cùng một tác động như nhau cho các cá nhân. Việc thích nghi và kiểm soát căng thẳng của cá nhân phản ánh năng lực so sánh tình hình hiện tại với tình huống tương tự trong quá khứ và kinh nghiệm đối mặt. Điều quan trọng là năng lực thích nghi và kiểm soát của cá nhân.

Erving Goffman: Ông cho rằng cuộc đời như nhà hát, để các tương tác xã hội diễn ra cá nhân cần có thông tin về người khác trong hành động. Thông tin được thể hiện qua các kênh: vẻ bề ngoài, trải nghiệm của bản thân với người đó, bối cảnh xã hội và quan trọng nhất là cách giao tiếp thông qua lời nói và hành động. Bộ mặt là rất quan trọng, thể hiện thông qua lời nói và thầm lặng. Một số người mang bộ mặt không đúng với ngữ cảnh. Cái tôi trong giao tiếp có hai vai trò tương tác xã hội: Là hình ảnh của con người từ dòng chảy các sự kiện và là một nhân vật trong trò chơi cần sự uyển chuyển biến đổi. Căng thẳng nảy sinh khi ông cho rằng cái tôi là một thực thể bí ẩn và tối thượng, vì nó luôn là chính chúng ta và thể hiện chúng ta là ai. Căng thẳng nảy sinh khi cái tôi thất bại trong thể hiện bản thân.

Như vậy, căng thẳng xác định biến số chính trong trải nghiệm sự căng thẳng là quan niệm của chính cá nhân. Con người hiểu tình huống khác nhau nhưng khá thống nhất trong cách mà họ hiểu về nỗi đau và xung đột trong vai trò, nhiệm vụ, các mối quan hệ cá nhân và những khía cạnh khác của cuộc sống

dẫn đến cảm thấy stress. Cách con người cảm về bản thân (Cooley), xác định tình huống (Thomas) và kiểm soát cảm xúc và vẻ ngoài (Goffman) có thể tạo ra điều kiện cho căng thẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ trong cơ quan hành chính (nghiên cứu tại quận 10 – TP hồ chí minh) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)