Phần lớn stress diễn ra trong mỗi chúng ta đều do các yếu tố tâm lý và áp lực về tinh thần từ những nỗi lo toan trong cuộc sống hàng ngày, chính vì vậy để loại bỏ stress cần biết cách cân bằng tâm lý, sự phân bố hợp lý về thời gian cho những vai trò mà cá nhân đảm trách. Với những người biết kiểm soát tốt cảm xúc, làm chủ được quỹ thời gian, hài hòa được những việc phải làm… thì tần suất bị stress có thể ít hơn hoặc không bao giờ gặp trong cuộc sống. Trong mỗi chúng ta đều có những phương thức đối phó và giải quyết stress, dù stress đến từ nguyên nhân nào thì cũng nên chọn lựa một phương pháp thích hợp nhằm giảm tải stress để giữ cho cơ thể khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
Bảng 3.14. Các giải pháp và hiệu quả mang lại của các giải pháp mà nữ cán bộ sử dụng khi bị stress
Mức độ vận dụng các giải Giải pháp Hiệu quả các giải pháp pháp
Tần % Tần %
suất suất
Thường xuyên 76 50,7 Thư giãn Rất hiệu quả 70 46,7
Thỉnh thoảng 65 43,3 (Mua sắm, đi Hiệu quả 72 48,0
Không bao giờ 9 6,0 dạo …) Không hiệu quả 8 5,3
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 34 22,6 Rất hiệu quả 33 22,0
Thỉnh thoảng 71 47,4 Tập thể dục Hiệu quả 75 50,0
Không bao giờ 45 30,0 Không hiệu quả 42 28,0
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 96 64,0 Rất hiệu quả 77 51,3
Thỉnh thoảng 46 30,6 Sống lạc Hiệu quả 65 43,4
quan
Không bao giờ 8 5,4 Không hiệu quả 8 5,3
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 83 55,3 Giữ gìn sức Rất hiệu quả 63 42,0
Thỉnh thoảng 56 37,3 khỏe thể Hiệu quả 73 48,6
Không bao giờ 11 7,4 chất Không hiệu quả 14 9,4
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 53 35,3 Rất hiệu quả 50 33,3
Thỉnh thoảng 85 56,7 Tâm sự cùng Hiệu quả 87 58,0
bạn thân
Không bao giờ 12 8,0 Không hiệu quả 13 8,7
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 42 28,0 Tham gia Rất hiệu quả 36 24,0
Thỉnh thoảng 90 60,0 vào hoạt Hiệu quả 96 64,0
Không bao giờ 18 12,0 động xã hội Không hiệu quả 18 12,0
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 11 7,3 Rất hiệu quả 15 10,0
Thỉnh thoảng 34 22,7 Uống thuốc Hiệu quả 48 32,0
Không bao giờ 105 70,0 Không hiệu quả 87 58,0
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 12 8,0 Rất hiệu quả 17 11,3
Thỉnh thoảng 65 43,4 Chấp nhận Hiệu quả 57 38,0
thụ động
Không bao giờ 73 48,6 Không hiệu quả 76 50,7
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Thường xuyên 55 36,6 Rất hiệu quả 27 18,0
Thỉnh thoảng 74 49,4 Cố gắng Hiệu quả 87 58,0
quên đi
Không bao giờ 21 14,0 Không hiệu quả 36 24,0
Tổng cộng 150 100,0 Tổng cộng 150 100,0
Việc sử dụng các phương thức nhằm đối phó với stress cũng tùy vào từng trường hợp cũng như tùy thuộc vào tính cách của mỗi cá nhân. Có người sử dụng phương thức như tập thể dục, mua sắm, đọc sách… nhưng cũng có những người chấp nhận stress một cách thụ động hay cố gắng quên nó đi để vượt qua stress.
Qua nghiên cứu có 9 giải pháp được sử dụng khi nữ cán bộ gặp phải stress. Qua bảng nghiên cứu cho thấy việc họ suy nghĩ một cách tích cực về những trường hợp dẫn đến stress như sống lạc quan, không suy nghĩ quá nhiều chiếm tỷ lệ khá cao 64,0% trong tổng số mẫu nghiên cứu và bản thân họ cho rằng giải pháp này rất hiệu quả trong việc giải phóng stress chiếm tỷ lệ 51,3%.
Giữ gìn thể chất thật khỏe mạnh cũng là một trong những giải pháp được các nữ cán bộ lãnh đạo quản lý sử dụng khi bị stress chiếm tỷ lệ 55,3% và giải pháp này họ cho rằng rất hiệu quả chiếm tỷ lệ 42,0%.
Giải pháp thư giãn sau giờ làm việc như mua sắm, đi dạo, đi ăn…thư giãn có thể giúp cho thần kinh được thoải mái, không phải lo nghĩ quá nhiều vấn đề, giúp thần kinh và cơ thể được khỏe mạnh, tươi tỉnh và sáng suốt hơn và có thể làm chủ được bản thân và đó cũng là giải pháp đem lại hiệu quả cao bằng cách họ thường xuyên dùng giải pháp này chiếm tỷ lệ 50,7% và rất hiệu quả trong việc giải phóng stress chiếm tỷ lệ 46,7%.
Tập thể dục cũng là phương pháp thay đổi tốt cho những người hàng ngày phải làm việc với giấy tờ, sổ sách, những người làm trong cơ quan, đơn vị mang tính hành chính, chính trị … tập thể dục thường xuyên giúp giải tỏa stress, giảm nguy cơ dẫn đến nhiều loại bệnh do stress đem lại nó riêng và trong cuộc sống nói chung. Tập thể dục được 47,4% nữ cán bộ thỉnh thoảng thực hiện và tập thể dục đem lại hiệu quả là 50,0%.
Stress cũng được giải tỏa khi chúng ta tâm sự với một người bạn thân hay tham gia vào các hoạt động xã hội như làm từ thiện … cũng là một trong
những giải pháp được họ lựa chọn tuy không chiếm tỷ lệ cao nhưng thính thoảng họ vẫn thực hiện và điều đó cũng mang lại hiệu quả trong việc giảm stress dao động từ 58,0% đến 64,0% hiệu quả đạt được.
Chấp nhận stress một cách thụ động là một giải pháp họ ít sử dụng 8,0% vì nó không mang lại hiệu quả giảm stress 50,7% cho rằng việc chấp nhận stress đương nhiên là một trong những yếu tố diễn ra trong cuộc sống không mang lại hiệu quả trong việc giảm stress.
Tiểu kết chương 3
Những tác động của cuộc sống hàng ngày đến tâm lý con người trong một khoảng thời gian dài, áp lực từ cuộc sống, các mối quan hệ ngoài xã hội cũng như trong gia đình, việc thể hiện vai trò trong cùng một con người trong cùng một khoảng thời, với vai trò là một người cán bộ trong cơ quan, với vai trò làm con, làm vợ, làm mẹ … trong gia đình, vai trò nào người phụ nữ cũng mong muốn thực hiện và đem lại hiệu quả tốt nhất “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, những kỳ vọng của xã hội, của người thân, dòn họ trong gia đình… sẽ tạo ra những căng thẳng trong cuộc sống cho người phụ nữ.
Trong quá trình nghiên cứu và phỏng vấn sâu các trường hợp thì 100% nữ cán bộ giành hết 8 tiếng làm việc trong giờ hành chính, có khoảng 70% đến 80% họ phải làm việc ngoài giờ do đặc thù riêng của công việc như trưởng, phó các đoàn thể, chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân … và thường họ không có nhiều thời gian dành cho bản thân đó cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng stress của nữ cán bộ lãnh đạo quản lý. Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần của họ, do hàng ngày họ phải đối mặt với rất nhiều giấy tờ, sổ sách, tiếng ồn hay bụi bặm và những áp lực từ người dân mang lại … tuy nhiên qua nghiên cứu thì môi trường làm việc không phải là yếu tố dẫn đến tình trạng căng thẳng ở họ.
Mối quan hệ trong cơ quan với đồng nghiệp, với cấp trên trực tiếp trong nghiên cứu này được xem là tốt và họ thường xuyên tạo ra sự hài hòa, hòa nhã trong cơ quan với đồng nghiệp và cấp trên, họ không bị áp lực bởi việc bị cấp trên đánh giá không đúng năng lực và hiệu quả công việc với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, với vai trò lãnh đạo quản lý trong cơ quan đơn vị đang công tác thì công việc đòi hỏi tính đúng hạn và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác là điều không thể tránh khỏi, qua nghiên cứu cho thấy có khoảng 70,0% cho rằng công việc họ đang làm mang tính đúng thời hạn rất cao và 75,3% cho rằng trong công việc phải có tinh thần trách nhiệm do họ phải thường xuyên đụng chạm đến lợi ích trực tiếp của người dân.
Các yếu tố cá nhân như độ tuổi, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập, sự hài lòng về mức thu nhập … cũng là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng stress. Qua nghiên cứu cho thấy độ tuổi từ 30 đến 39 thường xuyên bị stress và những người không hài lòng với mức thu nhập hiện nay cũng bị stress nhiều chiếm tỷ lệ 24,6%.
Ngoài ra, việc chia sẻ việc nhà của người chồng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến stress tuy nhiên qua nghiên cứu 98 trường hợp đang sống chung với chồng thì 74,5% các chị cho rằng họ nhận được sự chia sẻ việc nhà với người chồng.
Qua nghiên cứu cho thấy sự phân bố một quỹ thời gian cho công việc, gia đình và bản thân cũng được xem là những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến stress, 32,7% cán bộ nữ ưu tiên cho công việc họ đang làm, 26,0% ưu tiên nhiều hơn cho gia đình và chỉ có khoảng 7,3% họ ưu tiên cho cá nhân.
Việc thực hiện vai trò làm lãnh đạo trong cơ quan và vai trò trong gia đình thì có 42,0% cho rằng họ đảm bảo được cả hai vai trò lớn một cách hài hòa nhất. Cũng có 17,3% cho rằng họ không bao giờ hoàn thành cả việc cơ quan và việc gia đình, hệ quả đó cho thấy có khoảng 22% họ cho rằng họ bị khủng hoảng trong việc thực hiện hai vai trò cùng lúc.
Những thay đổi đột ngột trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể gây ra stress như mất người thân, ly hôn, kết hôn, con cái … qua nghiên cứu cho thấy những thay đổi của họ trong cuộc sống chiếm tỷ lệ không cao khoảng từ 2,0% đến 10,0%.
Khi nữ cán bộ gặp phải stress thì đa phần họ có những lối suy nghĩ tích cực hơn để giải phóng stress và họ cho rằng các yếu tố như sống lạc quan, thư gian, mua sắm, đi dạo hay tập thể dục (khoảng từ 50,7% đến 64,0%) rất hiệu quả trong việc giảm stress (khoảng từ 46,7% đến 51,3%), qua nghiên cứu cho thấy ngoài những giải pháp trên họ cũng sử dụng các giải pháp như chấ nhận stress một cách thụ động, cố gắng quên đi, tâm sự với bạn thân hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội …
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Phụ nữ Việt Nam hiện nay mặc dù đã có vị thế trong xã hội, họ có khả năng độc lập về mọi mặt như tài chính … nhưng họ vẫn chịu ảnh hưởng bởi định kiến xã hội về vai trò của người phụ nữ trong gia đình “Công, dung, ngôn, hạnh” họ vẫn phải chịu cảnh bếp núc trong gia đình. Khi người phụ nữ tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội, họ được thăng tiến trong công việc thì không thể tránh khỏi những lo âu về việc làm tốt các vai trò của bản thân trong cùng một thời điểm.
Nữ cán bộ sẽ là những người quyết đoán, mạnh mẽ, uy quyền … ở cơ quan làm việc thì khi trở về gia đình với vai trò làm vợ, làm mẹ thì họ sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi theo đúng chẩn mực xã hội đã gán cho họ, sự kỳ vọng của người thân trong gia đình sẽ tạo ra sự căng thẳng cho chính bản thân họ trong gia đình của họ.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với cơ quan nhà nước
Đại hội Đảng bộ lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng” và đây là định hướng quan trọng của Đảng để Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển cho phụ nữ Việt Nam nói chung và chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói riêng.
Trong điều kiện mới của đất nước, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Lực lượng lao động và cán bộ nữ đang được tập hợp, tổ chức, động viên thông qua việc tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc tiếp tục học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 - CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị và các cuộc vận động do các cấp, các ngành, các địa phương phát động. Trong các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tài năng, điển hình tiên tiến trong thời kỳ phát triển mới.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội. Vì thế, Đảng phải có chủ trương, chính sách lãnh đạo đúng, phù hợp với đặc điểm của từng thành phần, tầng lớp phụ nữ trong xã hội. Cấp ủy các cấp, chính quyền địa phương, các sở, ban ngành cần có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ nữ bảo đảm số lượng, chất lượng, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược trong công tác cán bộ của Đảng. Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, đổi mới, cán bộ đảng viên phải gương mẫu, nhất là đối với những người trực tiếp tiến hành và phụ trách công tác phụ nữ.
Cần tăng cường các phương tiện truyền thông đại chúng có các phương thức nhằm giúp họ quản lý và cải thiện stress.
Nên có nhiều trung tâm tư vấn và chăm sóc về sức khỏe tinh thần. Thường xuyên nâng cao vai trò nhận thức cho phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách khen thưởng, lương và phúc lợi cho nữ cán bộ, quan tâm đến việc họ có nhiều thành tích cao trong công việc, cần điều chỉnh lương kịp thời mang tính động viên, gimm thiểu thấp nhất những áp lực cho họ về thu nhập nhằm hạn chế căng thẳng xuất phát từ đồng lương, tạo động lực làm việc cho cán bộ đặc biệt là cán bộ nữ.
2.2. Đối với cơ quan nữ cán bộ đang công tác
Cơ quan cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để nữ cán bộ nói chung và nữ cán bộ nói riêng có một môi trường làm việc thuận lợi nhất thì họ mới có thể tập trung làm việc và mang lại hiệu quả cao nhất, trong cơ quan cần có một phương thức quản lý linh động nhằm tạo điều kiện cho nữ cán bộ được thể hiện bản thân, tạo một môi trường xã hội trong cơ quan hài hòa giữa cấp trên và cấp dưới, tạo ra một phong cách quản lý tốt sẽ giúp họ chủ động tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã đề ra ở một hiệu quả cao nhất. Tạo ra một mối quan hệ hài hòa, thân thiện trong cơ quan cũng chính là hạn chế thấp nhất tình trạng căng thẳng xảy ra.
Cần tạo điều kiện cho nữ cán bộ có nhiều thời gian thư giãn, thời gian làm việc linh động giúp họ kiểm soát được tình trạng căng thẳng tốt nhất.
Cần có chế độ khen thưởng kịp thời nhằm động viên và tạo cơ hội thăng tiến trong công việc.
2.3. Đối với cá nhân nữ cán bộ
Tạo cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình cũng như chuyện cá nhân.
Xây dựng một mối quan hệ tốt giữa đồng nghiệp, bạn bè và cấp trên. Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, ngủ đủ thời gian và có chất lượng, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, tích cực tham gia vào các hoạt động mà mình yêu thích.
Khi bị stress cần chú ý đến mức độ và các triệu chứng của stress. Không nên cố gắng che đậy và tỏ ra không có chuyện gì đang diễn ra. Học được cách cảm thụ và thụ hưởng cuộc sống do chính bản thân đạt được.
Cần sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý, không để công việc và