Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ trong cơ quan hành chính (nghiên cứu tại quận 10 – TP hồ chí minh) (Trang 83 - 85)

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với cơ quan nhà nước

Đại hội Đảng bộ lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng” và đây là định hướng quan trọng của Đảng để Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển cho phụ nữ Việt Nam nói chung và chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói riêng.

Trong điều kiện mới của đất nước, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Lực lượng lao động và cán bộ nữ đang được tập hợp, tổ chức, động viên thông qua việc tham gia phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc tiếp tục học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 - CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị và các cuộc vận động do các cấp, các ngành, các địa phương phát động. Trong các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tài năng, điển hình tiên tiến trong thời kỳ phát triển mới.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội. Vì thế, Đảng phải có chủ trương, chính sách lãnh đạo đúng, phù hợp với đặc điểm của từng thành phần, tầng lớp phụ nữ trong xã hội. Cấp ủy các cấp, chính quyền địa phương, các sở, ban ngành cần có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt để tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ nữ bảo đảm số lượng, chất lượng, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược trong công tác cán bộ của Đảng. Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, đổi mới, cán bộ đảng viên phải gương mẫu, nhất là đối với những người trực tiếp tiến hành và phụ trách công tác phụ nữ.

Cần tăng cường các phương tiện truyền thông đại chúng có các phương thức nhằm giúp họ quản lý và cải thiện stress.

Nên có nhiều trung tâm tư vấn và chăm sóc về sức khỏe tinh thần. Thường xuyên nâng cao vai trò nhận thức cho phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách khen thưởng, lương và phúc lợi cho nữ cán bộ, quan tâm đến việc họ có nhiều thành tích cao trong công việc, cần điều chỉnh lương kịp thời mang tính động viên, gimm thiểu thấp nhất những áp lực cho họ về thu nhập nhằm hạn chế căng thẳng xuất phát từ đồng lương, tạo động lực làm việc cho cán bộ đặc biệt là cán bộ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ trong cơ quan hành chính (nghiên cứu tại quận 10 – TP hồ chí minh) (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)