Sự thay đổi của xã hội loài người ngày càng mạnh mẽ và càng phát triển về khoa học, kỹ thuật, về văn hóa, về những bước đột phá và nhiều lĩnh vực khác dẫn đến đời sống tâm lý của con người ngày càng đa dạng và phong phú nên con người cũng cần thay đổi để có thể đáp ứng và thích nghi được với sự thay đổi của xã hội. Những thay đổi đó sẽ làm cho con người ngày càng có những điều mới sẽ làm cuộc sống thêm đa dạng, tuy nhiên nếu thay đổi liên tục và thường xuyên sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta, sẽ tạo ra áp
lực lớn dẫn đến stress. Và stress có thể phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, rối loạn các chức năn sinh lý như các bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, bệnh về tiêu hóa… điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như chất lượng sống của chúng ta.
Bảng 2.4. Những biểu hiện bệnh tật khi bị stress
Thường Thỉnh Không bao Tổng
Những biểu hiện về xuyên thoảng giờ
bệnh tật Tần % Tần % Tần % Tần %
suất suất suất suất
Tăng nhịp tim và tăng 5 3,3 65 43,3 80 53,4 150 100,
huyết áp 0 Bệnh ngoài da 2 1,3 43 28,7 105 70,0 150 100, 0 Bệnh về tiêu hóa 13 8,7 81 54,0 56 37,3 150 100, 0 Bệnh về hô hấp 5 3,3 62 41,3 83 55,4 150 100, 0 Nhức đầu 33 22,0 91 60,7 26 17,3 150 100, 0
Một khi chúng ta bị căng thẳng do công việc hay do cuộc sống hàng ngày mà ở mức độ thường xuyên và liên tục thì tình trạng đó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mỗi chúng ta và từ đó sức khỏe của chúng ta bị suy giảm mạnh dẫn đến đau ốm và bệnh tật.
Nghiên cứu cho thấy khi bị stress thì nữ cán bộ cũng có những biểu hiện bệnh tật là trong 5 biểu hiện (tăng nhịp tim và tăng huyết áp, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa và nhức đầu) thì mức độ thường xuyên là nhức đầu chiếm tỷ lệ là 22%, thỉnh thoảng họ bị nhức đầu chiếm tỷ lệ khá cao là 60,7% và họ không bao giờ mắc các bệnh ngoài da với tần suất là 105 mẫu chiếm tỷ lệ 70,0%. Tuy
nhiên các bệnh như tiêu hóa, hô hấp, tăng huyết áp và nhịp tim cũng xảy ra nhưng ở tỷ lệ khá thấp từ 1,3% đến 8,7%.
Hộp 2.6:
Áp lực công việc là đến thường xuyên, hàng ngày tiếp xúc với máy vi tính nên việc bị nhức đầu là thường xuyên xảy ra. Công việc đòi hỏi phải ở tần suất rất cao, vì là trưởng phòng mà tuổi thì cũng không còn trẻ nữa nên chị bị stress cũng là điều dễ hiểu.
Chị H.T.M – Trưởng phòng kinh tế
Hộp 2.7:
Đôi khi ngồi máy vi tính quá lâu, điều hành công việc ở mức độ tập trung cao nhất việc, lo lắng cho các cháu học sinh ăn uống, vui chơi, sinh hoạt mà vẫn đảm bảo mức độ an toàn nhất… việc ăn uống của bản thân cũng không còn được coi trọng nữa nên đau bao tử hay mắc bệnh về đường tiêu hóa là khó tránh khỏi.
Chị L.T.M.X – Phó Hiệu trưởng trường T.N.T