Tính tất yếu và mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn (1) Tính tất yếu xây dựng cánh đồng lớn

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 39 - 40)

lớn (1) Tính tất yếu xây dựng cánh đồng lớn

Xây dựng CĐL là một đòi hỏi tất yếu của việc "xây dựng một nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài", đó là những mục tiêu mà ngành nông nghiệp cần hướng tới.

Ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc, ruộng đất trong nông nghiệp vốn dĩ là phân tán, manh mún, quy mô sử dụng đất canh tác của hộ nông dân rất nhỏ bé. Trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhất là việc thực hiện "khoán 10" ruộng đất được giao cho các hộ nơng dân, nên vẫn tồn tại tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún.

"Cả nước hiện nay có 13 triệu hộ nơng dân. Bình qn mỗi hộ có 2,2 lao động canh tác trên 0,4-1,2ha. Số hộ có diện tích dưới 0,5ha chiếm tới 61,2%. Diện tích bình qn cua các hộ ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung chỉ dưới 0,3ha/hộ, cá biệt có xã quy mơ đất sản xuất 0,1ha/hộ [14].

Để phát triển được nền nơng nghiệp hàng hố, cần thiết phải có sản xuất nơng nghiệp tập trung, quy mơ lớn. Vì vậy xây dựng CĐL là tất yếu.

Cánh đồng lớn là giải pháp nhằm cụ thể hoá chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ. Xây dựng CĐL được xác định là giải pháp quan trọng trước mắt và lâu dài nhằm góp phần thúc đẩy q trình tái cơ cấu nơng nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội. Sau đó Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 (thay cho Quyết định 80/QĐ-TTg) về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL. Nghị định số: 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (thay thế Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg từ ngày 20/8/2018).

Cánh đồng lớn được xem như là bước đột phá của ngành nông nghiệp, là khởi điểm tiến hành hiện đại hóa nền nơng nghiệp, CĐL hướng đến một nền nông nghiệp

tập trung, quy mô lớn, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại và là xu thế phát triển của quá trình hội nhập quốc tế.

(2) Mục tiêu xây dựng cánh đồng lớn

Xây dựng và phát triển một nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hố lớn, có năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và an tồn mơi trường sinh thái cả trước mắt và lâu dài, đó là những mục tiêu mà ngành nơng nghiệp Việt Nam hướng tới.

Mục tiêu xây dựng mơ hình CĐL là nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình qn tồn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu. Mơ hình "Cánh đồng lớn" tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc liên kết 4 nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo ở Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng [10].

Nói một cách cụ thể, xây dựng mơ hình CĐL nhằm:

- Đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

- Đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng cao thay thế giống cũ đại trà năng suất thấp.

- Xây dựng các mơ hình tổ chức liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập của nông dân, nhà nông và doanh nghiệp.

- Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp (bao gồm các vấn đề tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi).

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w