2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
3.1.3. Về tài nguyên
(1) Đồng bằng sông Cửu Long khơng giàu về khống sản. Khống sản chủ yếu là than bùn và đá vôi. Ngồi ra, ĐBSCL cịn có các khống sản, vật liệu xây dựng như: sét, gạch ngói, cát, sỏi...
(2) Tài nguyên rừng cũng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển lớn nhất Việt Nam, trong đó, hệ thống rừng ngập mặn mũi Cà Mau được cơng nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó, ĐBSCL có những cánh rừng tràm ở U Minh, Cà Mau, Đồng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng.
(3) Tài nguyên đất đai vô cùng phong phú, đa dạng các loại đất.
+ Đất phù sa: diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên tồn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước, phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sơng Tiền và sơng Hậu. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. Nhóm đất này có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh.
+ Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% dịện tích tồn vùng, phân bố chủ yếu ở các vùng dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Nhóm đất này có đặc tính nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường.
+ Các nhóm đất khác: đất cát giồng, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mịn... chiếm diện tích khơng đáng kể khoảng 0,9% diện tích tồn vùng.
Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, thích họp trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả.
(4) Tài nguyên nước ngọt
Đồng bằng sông Cửu Long thuộc hạ lưu sơng Mê Kơng, với hai nhánh sơng chính là sơng Tiên và sơng Hậu, tổng lượng nước sông hằng năm khoảng 500 tỷ mét khối. Trong đó, lượng nước chảy qua sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa, mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng, về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng.