Kinh nghiệm dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng lớn ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 71 - 74)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

2.2.1.4. Kinh nghiệm dồn điền, đổi thửa xây dựng cánh đồng lớn ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng

Công tác dồn điền, đổi thửa ở các tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng có những điểm tương đồng với chương trình xay dựng CĐL ở các tỉnh vùng ĐBSCL vì cùng mục tiêu vận động nơng dân kiến thiết lại những cánh đồng rộng lớn, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ, kỹ thuật vào các vùng sản xuất tập trung trong sản xuất lúa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước phân công lại lao động trong từng địa phương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực nông thôn, giảm nghèo bền vững.

Ở các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, công tác dồn diền, đổi thửa được thực hiện trên nguyên tắc minh bạch, công khai, tự nguyện. Nhiều hộ nông dân đã chủ động chuyển đổi diện tích làm cho số thửa ruộng của gia đình giảm từ 5-7 thửa/hộ xuống còn 2-3 thửa/hộ tạo ra những thửa đất lớn hơn, CĐL vài chục hécta, xây dựng mơ hình sản xuất lớn, tập trung... mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lúa vụ Hè Thu, vụ Mùa 2016 các tỉnh thành vùng đồng bằng sơng Hồng đã xây dựng được 859 mơ hình CĐL với trên 42.300 ha trong sản xuất lúa vụ Hè Thu, vụ Mùa 2016, tăng gần 2.700 ha so với cùng kỳ vụ trước. Hầu hết các tỉnh đã có quy hoạch vùng cho sản xuất hàng hóa tập trung quy mơ từ vài chục đến hàng trăm héc ta trở lên. Không chỉ với cây lúa, nhiều loại cây trồng khác như ngô, rau đậu các loại cũng được sản xuất theo cánh đồng lớn.

Điển hình tại tỉnh Nam Định, mơ hình th gom, tích tụ ruộng đất của Cơng ty TNHH Cường Tân để sản xuất giống lúa theo cánh đồng lớn, lợi nhuận đạt 70-80 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 7-8 lần so với sản xuất lúa đại trà. Hay Công ty TNHH Toản Xuân ký hợp đồng tiêu thụ 155 ha lúa cho nơng dân trong tỉnh.

Tại tỉnh Thái Bình, năm 2012 được lựa chọn thực hiện thí điểm mơ hình cánh đồng mẫu lớn ở khu vực miền Bắc. Đến năm 2018, toàn tỉnh đã xây dựng

được 143 mơ hình CĐL ở các xã với tổng diện tích là 6.44.,05 ha, góp phần quan trọng vào trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh. Thời điểm triển khai thí điểm xây dựng CĐL, Thái Bình có diện tích đất canh tác lúa manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn lớn cho việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất. Trình độ sản xuất của các hộ nơng dân khơng đồng đều gây khó khăn cho việc vận động liên kết sản xuất theo CĐL, sản xuất tập trung vài loại giống. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ địa phương còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Trước tình hình đó, tỉnh Thái Bình đã lựa chọn giải pháp đột phá là quy hoạch vùng sản xuất, kiến thiết lại không gian sản xuất thông qua dồn diền, đổi thửa tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất. Phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất nơi có CĐL. Tỉnh đã ban hành và thực thi nhiều chính sách hỗ trợ phát triển CĐL như: đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng tại các mơ hình điểm gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới. Chính sách hỗ trợ kinh phí tập huấn và in ấn các tài liệu tuyên truyền, nhật ký ghi chép của nơng dân, hỗ trợ 50% kinh phí mua giống xác nhận cho các nơng dân trong mơ hình CĐL.

Về phía doanh nghiệp, tỉnh Thái Bình có ít doanh nghiệp tham gia vào trong lĩnh vực nông nghiệp, quy mô và năng lực doanh nghiệp cịn hạn chế nên khơng có đủ năng lực ký kết hợp đồng với nông dân sản xuất quy mơ lớn. Trước thực trạng đó, tỉnh đã có những tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nông dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các doanh nghiệp liên kết sản xuất với nơng dân bằng nhiều hình thức như: ứng trước vật tư cho nơng dân khơng lãi suất và nơng dân sẽ thanh tốn cho doanh nghiệp khi thu hoạch. Việc liên kết sản xuất bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nông dân yên tâm đầu tư sản xuất những giống lúa chất lượng cao. Chẳng hạn, mơ hình CĐL ở xã Nguyên Xã, huyện Vũ Thư canh tác giống VS1 hoặc RVT, luân canh canh tác lúa và hoa màu theo vụ, mơ hình CĐL ở xã Trọng Quan canh tác giống lúa Nhật DS1… đã mang lại thu nhập cao hơn cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Để giúp nông dân gia tăng năng suất và sản lượng trên CĐL, tỉnh đã tranh thủ các dự án như quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do các tổ chức quốc tế tài trợ. Nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác mới, hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các THT, HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ cho nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa lớn.

Tỉnh Hà Nam, để đảm bảo LIKT cho cả nông dân và doanh nghiệp tỉnh đã áp

dụng rất nhiều giải pháp đồng bộ liên quan mật thiết với nhau trong từng khâu trong phát triển cánh đồng lớn. Trước tiên, tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền để bà con thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích mà cánh đồng mẫu mang lại. Đồng thời quyết tâm chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất, tạo ra những vùng tập trung quy mô lớn. Từ những cánh đồng mẫu làm điểm năm 2014 tại 6 huyện, thành phố với sự hỗ trợ của tỉnh cho các địa phương, hiện tồn tỉnh đã tích tụ đất và xây dựng được 81 cánh đồng mẫu/1.756 ha, trong đó có gần 30 cánh đồng mẫu đạt quy mô 30ha trở lên [58]. Điều này cho thấy, mơ hình cánh đồng mẫu đã mang lại hiệu quả rõ nét, nâng cao được giá trị kinh tế trên diện tích canh tác, là hướng đi tất yếu trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước góp phần xố bỏ tình trạng manh mún nhỏ lẻ, chuyển sang sản xuất theo phương thức tập trung quy mơ lớn, có liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có tích tụ được ruộng đất mới tạo điều kiện thuận tiện cho việc thực hiện đồng bộ các khâu.

Để xây dựng CĐL thành công và hiệu quả, tỉnh Hà Nam đã tập trung thực hiện giải pháp "3 cùng" trong sản xuất (cùng giống, cùng trà, cùng quy trình chăm sóc). Giải pháp này đã được tỉnh chỉ đạo ngay từ khi triển khai điểm các mơ hình CĐL tại các huyện, thành phố. Cùng với đó là một số yêu cầu quan trọng như phải liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch vùng từ 30ha trở lên/cánh đồng/vụ và phải có gắn kết 3 vụ/năm, trong đó 2 vụ bắt buộc phải "3 cùng", cịn vụ đơng thì lựa chọn 1-2 loại cây trồng hàng hoá. Thực tế triển khai cho thấy, nhiều CĐL có quy hoạch tập trung quy mô 30ha/cánh đồng đã tạo điều kiện giải quyết "3 cùng". Để nhân rộng mơ hình CĐL, chính quyền tỉnh Hà Nam rất quan tâm đến việc kêu gọi các công ty, doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân để mở rộng mơ hình CĐL.

Bên cạnh đó, để phát triển CĐL, nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mơ hình như Thái Bình, Nam Định, Hà Nội... Các địa phương đã gắn xây dựng CĐL với dồn điền đổi thửa, thiết kế lại đồng ruộng và xây dựng nông thôn mới.

Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thơn, năm 2016, cả nước có 2.294 xã tiến hành dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 25,6% tổng số xã. Diện tích đã dồn điền, đổi thửa là 693,7 nghìn ha, chiếm 6% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải

miền Trung là những vùng triển khai dồn điền, đổi thửa rộng khắp các địa phương trong vùng. Đồng bằng sơng Hồng có 69,1% tổng số xã trong vùng thực hiện với diện tích dồn điền đổi thửa 419,5 nghìn ha, chiếm 52,5% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp [13, tr.18].

Trên cơ sở đó, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đồng thời, qua đó nghiên cứu phát hiện những nhân tố mới trong sản xuất để bổ sung kịp thời. Ngoài áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, các địa phương đặc biệt quan tâm tới việc đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, các địa phương đã chủ động xây dựng chương trình đưa máy làm đất, máy gặt đập liên hợp vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w