Về hệ thống giáo dụ c đào tạo và dạy nghề

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 82 - 83)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

3.1.5. Về hệ thống giáo dụ c đào tạo và dạy nghề

Giáo dục - đào tạo và dạy nghề là lĩnh vực phát triển khá, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL. Mạng lưới trường, lớp mầm non, phổ thông được quan tâm đầu tư phát triển rộng khắp các địa bàn dân cư và phân bổ ngày càng hợp lý. Đến nay, khu vực ĐBSCL có 44 trường đại học, cao đẳng (trong đó có 18 trường đại học, 26 trường cao đẳng), ngồi cơng lập có 7 trường đại học (tỉ lệ 15%). Quy mơ sinh viên chính quy của vùng là 130.896 sinh viên (trong đó đại học là 86.230 và cao đẳng là 44.666), tăng 9% so với năm học 2011- 2012. Đến nay, tổng số giảng viên cơ hữu trong các trường Đại học, Cao đẳng trong vùng tăng 1.876 giảng viên (từ 5.692 lên 7.568). Số lượng giảng viên có trình độ sau đại học trở lên trong các trường đại học, cao đẳng của vùng là 3.896 giảng viên, chiếm tỉ lệ 52,7%; trình độ tiến sĩ trở lên đạt 8,9%. Trường Đại học Cần Thơ trở thành trường trọng điểm cấp vùng và quốc gia, có vai trị rất quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực của vùng [82].

Hệ thống dạy nghề của vùng đã hình thành mạng lưới đa dạng với 176 cơ sở dạy nghề (cơ sở dạy nghề cơng lập chiếm 77,8%), trong đó có: 17 trường cao đẳng nghề (tăng 6 trường tương đương 65,2% so với năm 2010), 34 trường trung cấp nghề (tăng 4 trường tương đương 13,33% so với năm 2010), 125 trung tâm dạy nghề (tăng 7 trung tâm tương đương 5,93% so với năm 2010). Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề thì mạng lưới cơ sở dạy nghề tồn vùng có 364 cơ sở dạy nghề;mạng lưới trung tâm dạy nghề cấp huyện đã được mở rộng, có 119/131 đơn vị

cấp huyện có cơ sở dạy nghề cơng lập đóng trên địa bàn; Quy mơ đào tạo nghề được mở rộng. Trong giai đoạn 2011-2017, tổng số tuyển sinh học nghề là 1.238.643 người, trong đó cao đẳng nghề là 29.120 người chiếm 2%, trung cấp nghề là 58.917 người chiếm 5%, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 1.150.606 người chiếm 93% (số lao động nông thôn học nghề là 794.147 người) [82].

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu của vùng ĐBSCL khá thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, so sánh với các vùng khác trong cả nước thì ĐBSCL có nhiều lợi thế trong việc xây dựng và nhân rộng các CĐL sản xuất lúa. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hồn thiện, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh q trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tình bền vững, đi lên sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại. Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp được quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh theo quy mô lớn. Những thuận lợi trên đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và nhân rộng mơ hình CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL, qua đó gia tăng LIKT của cả nông dân và doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ hai chủ thể này trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL vẫn bộc lộ nhiều bất cập, ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình nhân rộng mơ hình CĐL, cũng như việc gia tăng LIKT cho các chủ thể tham gia mơ hình này như: lực lượng lao động trong nơng nghiệp cịn trình độ học vấn thấp, tỷ lệ lao động có chuyên mơn kỹ thuật cịn hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; kết cấu hạ tầng mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhân rộng mơ hình CĐL; biến đổi khí hậu cịn nhiều phức tạp như xâm nhập mặn, khơ hạn gây thiếu nước sản xuất, thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w