2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
2.1.2.2. Lợi ích kinh tế và bản chất của lợi ích kinh tế * Lợi ích kinh tế:
tế * Lợi ích kinh tế:
Trong các nghiên cứu của mình, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nói về LIKT và bản chất của LIKT.
Trong tác phẩm "Vấn đề nhà ở", khi phân tích quan điểm của Proudhon về nguyên lý tối cao chi phối mọi nguyên lý khác là công lý, Ph.Ăngghen đã khẳng định LIKT là một phạm trù phản ánh quan hệ kinh tế. Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ sở hữu. Điểm này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của C.Mác trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức. C.Mác viết: Lợi ích là nguyên tắc điều tiết cơ bản mà các nguyên tắc khác tuân theo. Như vậy, LIKT là quan trọng nhất trong các lợi ích, thực hiện LIKT sẽ tạo cơ sở để thực hiện các lợi ích khác.
Ph.Ăngghen nhận định: Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích.
Cùng quan điểm như trên, V.I.Lênin đã viết: "Lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai trị mà họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất,theo những hồn cảnh và điều kiện sống của họ”.
Tác giả Laprinmenco - Nhà khoa học Nga, trong tác phẩm: Những vấn đề lợi
ích trong chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích những đặc tính của lợi ích nói chung,
lợi ích kinh tế nói riêng và đã tán thành quan điểm của V.I.Lênin khi cho rằng lợi ích kinh tế là một hiện tượng có thực, biểu hiện của các quan hệ kinh tế khách quan.
Tính khách quan của lợi ích thể hiện ở chỗ, nó xuất hiện bên ngồi các chủ thể, khơng phụ thuộc vào nhận thức của các chủ thể. Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế cũng mang tính lịch sử cụ thể.
Đ.I.Tresnôccôp - Nhà kinh tế Nga cho rằng: Lợi ích là mối quan hệ khách quan của xã hội, hay của một con người riêng lẻ đối với điều kiện sống của xã hội và các nhu cầu hiện có của mình, là mối quan hệ kích thích, tác động đến tập thể hay cá nhân mỗi người nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của cá nhân hay tập thể, đấu tranh với những điều kiện cản trở sự tồn tại và phát triển của họ [120]. Nguồn gốc ra đời của LIKT chính là từ q trình giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu của con người với điều kiện sống. Chính thơng qua việc giải quyết mối quan hệ này, con người sẽ có được phương thức để tồn tại, hướng tới sự phát triển cho cá nhân và xã hội. Quan điểm này của tác giả khá đồng nhất với một số tác giả hiện nay khi khẳng định: Lợi ích kinh tế là một phạm trù khách quan, nó sinh ra từ NCKT, là phương thức để thoả mãn những nhu cầu đó.
Từ những quan niệm trên, chúng tơi quan niệm về LIKT như sau:
Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó sinh ra từ nhu cầu kinh tế, là phương thức để thoả mãn những nhu cầu đó. Con người khơng thể lựa chọn, quyết định được LIKT của mình mà nó phụ thuộc vào vai trị, vị trí của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất.
Lợi ích kinh tế chính là hình thức biểu hiện của QHSX, nên LIKT thể hiện cả trong 4 khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Chính vì vậy, có thể khẳng định ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở đó có LIKT. Các chủ thể sản xuất kinh doanh cũng là các chủ thể của những LIKT khác nhau.
*Bản chất của lợi ích kinh tế:
Lợi ích kinh tế được hiểu là một phạm trù thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong q trình sản xuất, theo đó, LIKT là một hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất.
Lợi ích kinh tế phản ánh địa vị kinh tế của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Phân tích vấn đề này, Lênin chỉ rõ: LIKT được xác định một cách khách quan tương ứng với vai trị, vị trí của họ có được trong hệ thống quan hệ sản xuất và tùy thuộc vào các hoàn cảnh lịch sử cụ thể, hồn cảnh sống khác nhau.
Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và Các Mác chỉ rõ: trong đó việc phân phối kết
quả sản xuất là biểu hiện cơ bản của LIKT. Phân phối kết quả sản xuất được hiểu là
sự phân chia sản phẩm lao động giữa những chủ thể tham gia vào nền sản xuất xã hội, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội thì giai cấp đó có quyền quyết định phân phối kết quả sản xuất, tức là phân phối các LIKT.
Trong xã hội, do địa vị giai cấp khác nhau nên nhu cầu kinh tế, LIKT cũng hoàn toàn khác nhau và do đó, khi thực hiện LIKT lại mang "tính giai cấp". Đồng thời, LIKT cũng mang tính lịch sử rõ rệt. Điều này có nghĩa là trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu kinh tế của con người luôn biến đổi theo hướng tăng số lượng nhu cầu và đòi hỏi chất lượng nhu cầu phải cao hơn. Điều này tác động làm cho LIKT cũng phải biến đổi cho phù hợp với sự biến đổi của các nhu cầu kinh tế.