2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
4.2.1.3. Thay đổi tập quán sản xuất, ý thức chấp hành pháp luật của nông dân và doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long
dân và doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long
Một bộ phận lớn nông dân hiện nay trình độ học vấn cịn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, trình độ khơng đồng đều nên việc tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào q trình sản xuất cịn hạn chế, gặp nhiều trở ngại. Chẳng hạn, để hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng GAP, bắt buộc nông dân phải thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất trên cây lúa. Tuy nhiên, thời gian qua hầu hết nông dân đều không đáp ứng yêu cầu. Nông dân tại các CĐL mặc dù đáp ứng được quy trình sản xuất do doanh nghiệp đề ra nhưng chỉ có 50% ghi chép nhật ký đạt yêu cầu. Thực tiễn từ ĐBSCL cho thấy, mặc dù có nhiều tiến bộ trong ứng dụng khoa học - công nghệ, nhưng nhìn chung kiến thức của người nơng dân cịn nhiều bất cập, khoảng cách giữa yêu cầu ngày càng cao của sự hội nhập và phát triển với năng lực thực tế của người nông dân là rất lớn. Yêu cầu đặt ra của người nơng dân ngày nay phải có trình độ học vấn, có tay nghề, có phẩm chất đạo đức, có lối sống văn minh, có kiến thức pháp luật và chấp hành tốt pháp luật. Phải tạo dần thói quen làm ăn trong môi trường tập thể, liên kết, hợp tác. Có như vậy mới phát huy sức mạnh, khắc phục điểm yếu, giảm bớt rủi ro, tạo nên lợi thế mà sản xuất riêng lẽ không làm được hoặc làm được nhưng hiệu quả không cao. Phải khẳng định rằng sản xuất theo mơ hình liên kết, hợp tác là nền tảng để tiến dần lên sản xuất lớn, là con đường ngắn nhất để đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất lớn.
Cần tuyên truyền sâu rộng để nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ, nâng cao nhận thức, kỹ năng trong việc tự quản lý lượng giống sạ phù hợp. Các địa phương đã triển khai chương trình phát động giảm khối lượng giống lúa gieo sạ trong canh tác lúa ở ĐBSCL. Chương trình này với mục tiêu giảm lượng giống lúa, giảm chi phí đầu vào, giảm phân thuốc và tăng năng suất, sản lượng lúa gạo.
Cùng với việc tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp đẩy mạnh công tác khuyến nông, đưa nhiều bộ giống mới, biện pháp canh tác mới để nông dân chuyển đổi tập quán tập quán sản xuất. Tổ chức các buổi tọa đàm, thực tế nhằm giới thiệu các mơ hình canh tác lúa có hiệu quả để nơng dân có thể làm theo.
Hội Nơng dân cùng với các đoàn thể các địa phương cần đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Các cấp hội đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn nơng dân phát triển các loại hình kinh tế tập thể gắn với hỗ trợ về vốn, vật tư,
chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tổ chức đào tạo nghề, nâng cao trình độ sản xuất thâm canh; huy động tối đa các nguồn vốn hỗ trợ nông dân gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh.