Lợi ích kinh tế của nơng dân và doanh nghiệp trong cánh đồng lớn Một là, LIKT của nông dân trong CĐL.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 48 - 54)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

2.1.3.1. Lợi ích kinh tế của nơng dân và doanh nghiệp trong cánh đồng lớn Một là, LIKT của nông dân trong CĐL.

đồng lớn Một là, LIKT của nông dân trong CĐL.

(i) Người nông dân khi tham gia CĐL không phải rời khỏi mảnh ruộng của mình để đi làm thuê, làm mướn, mà họ vẫn là "chủ đất", vẫn được hưởng lợi từ

quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tại Chương XI - Quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất, mục 1 - Quy định chung, Điều 166 của Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, người sử dụng đất có các quyền: (1) Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (2) Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; (3) Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước về bảo vệ cải tạo đất nông nghiệp; (4) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo đất nông nghiệp; (5) Được Nhà nước bảo vệ khi người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và (6) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai; (7) Được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. Ngoài 7 quyền chung nêu trên, người sử dụng đất còn được hưởng các quyền: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Đặc biệt là mơ hình CĐL, nơng dân có thể góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất, bởi quyền sử dụng đất là quyền tài sản của công dân, được trị giá bằng tiền trong các giao dịch dân sự.

(ii)Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động sản xuất lúa theo mơ hình CĐL của nơng dân phải đạt được hiệu quả kinh tế cao, qua đó nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho nông dân.

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế bao gồm: (i) năng suất và sản lượng lúa; (ii) chi phí sản xuất và giá cả lúa gạo; (iii) chất lượng, phẩm chất lúa (phụ thuộc vào chất lượng giống lúa, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến...). Chất lượng lúa gạo, đặc biệt là gạo xuất khẩu bao gồm: giá trị sử dụng (chất lượng dinh dưỡng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn mực, tiêu chuẩn ISO quốc tế và các tiêu chuẩn theo quy định của WTO và các tiêu chuẩn của các nước khác như: dư lượng kháng sinh và chất bảo vệ thực vật, các quy định về mơi trường, an tồn lương thực thực phẩm, (iv) thu nhập, lợi nhuận và các LIKT khác của các chủ thể tham gia hoạt động trên CĐL... [33].

Thực tế phát triển CĐL đã chỉ rõ:

- Cánh đồng lớn đã giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông sản theo hướng tập trung đối với khối lượng lớn, chất lượng cao. Thật vậy: Canh tác trên CĐL, người nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác, áp dụng đồng bộ quy trình canh tác "3 giảm, 3 tăng" (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm lượng phân đạm, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế); hoặc "1 phải, 5 giảm" (phải dùng giống xác nhận, giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón), hoặc tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Pratices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ mơi trường và có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất...

Như vậy, rõ ràng là nơng dân khơng cịn sản xuất theo kinh nghiệm cổ truyền, manh mún, nhỏ lẻ mà cần phải tập trung sản xuất theo quy mô lớn hơn.

- Các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, được áp dụng một cách đồng bộ trong CĐL sẽ rút ngắn chênh lệch về năng suất cây trồng giữa các hộ tham gia mơ hình CĐL và nâng cao năng suất bình qn tồn cánh đồng.

- Thực hiện mơ hình CĐL, người nơng dân được cung ứng vật tư đầu vào kịp thời với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, được tư vấn, hướng dẫn sử dụng nên hiệu quả cao hơn, khắc phục tình trạng mua bán vật tư trơi nổi, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Các chi phí sản xuất như: dịch vụ làm đất, tưới nước, gieo cấy, thu

hoạch... đều giảm; áp dụng quy trình, sản xuất tiên tiến,quản lý dịch hại tổng hợp và cơ giới hoá nên tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân cơng, giảm lượng và số lần phun thuốc, giảm lượng giống, lượng phân bón và tăng hiệu quả sử dụng, giảm giá thành tăng lợi nhuận cho nơng dân so với cách làm riêng lẻ ngồi mơ hình CĐL. Sản xuất theo mơ hình CĐL khơng chỉ giảm được chi phí đầu tư, tăng năng suất, nâng cao chất lượng hạt gạo... mà còn là yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu gạo, truy xuất được nguồn gốc nhờ quản lý chặt chẽ đầu vào - đầu ra.

Cánh đồng lớn nơi áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị hạt gạo và tăng thu nhập cho nông dân vùng ĐBSCL.

(iii) Gia tăng chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo việc làm và đầu ra của sản phẩm

- Nhờ vào các mối liên kết ổn định và chặt chẽ, người nông dân sẽ hoạch định được kế hoạch sản xuất của mình một cách lâu dài và có nhiều cơ hội hợp tác với nhau tạo ra nguồn nơng sản có sản lượng lớn, mang tính hàng hố cao. Đồng thời, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao do thu hoạch đúng thời điểm, thời gian cất trữ sau thu hoạch ngắn... làm tăng lợi ích cho xã hội và người sản xuất.

- Tham gia vào chuỗi liên kết ổn định, chặt chẽ, nhất là giữa các khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản, các mặt hàng nông sản sẽ gia tăng giá trị do tăng khả năng đầu tư khoa học - công nghệ trong cả khâu sản xuất, lẫn khâu chế biến, mặt khác, tạo cơ hội tạo việc làm cho nông dân, đặc biệt là người nông dân đã và đang chịu ảnh hưởng của quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố, cần có sinh kế hữu hiệu, một khi họ mất đi một phần tư liệu sản xuất (đất canh tác nông nghiệp).

- Tham gia vào chuỗi liên kết trên CĐL, người nơng dân có đầu ra của sản phẩm ổn định, nên có thể n tâm sản xuất, khơng cịn lo lắng về giá cả lên xuống bấp bênh. Mặt khác, Nhà nước đảm bảo mục tiêu lợi nhuận 30% trở lên đối với người nơng dân, hạn chế được tình trạng ''được mùa rớt giá", CĐL từng bước giúp nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng và theo kế hoạch cụ thể, hướng dẫn người nông dân làm ăn lớn và hội nhập. Người nơng dân tính tốn được giá thành mỗi vụ, chi phí đầu vào và đầu ra sản xuất, từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu... đến ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biết gắn sản xuất với thị trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng. Tóm lại, tham gia CĐL, sẽ dần dần hình thành người nơng dân mới.

(iv) Các LIKT thu được từ chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hố thơng qua hợp đồng với các hình thức hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với nông dân tham gia ký kết hợp đồng như sau: (1) Nơng dân có thể dùng quyền sử dụng đất nơng nghiệp tham gia góp vốn, hình thành liên danh, liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản; (2) Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được hỗ trợ xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi, điện, chợ buôn bán, kho hàng, mạng lưới thông tin thị trường, cơ sở kiểm dịch chất lượng hàng hoá); (3) Được vay vốn 0% từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; (4) Hỗ trợ nông dân tham gia hợp đồng chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, nhập khẩu giống và kỹ thuật mới, triển khai áp dụng giống mới đại trà (hỗ trợ kinh phí mua giống, kỹ thuật mới, hỗ trợ đầu tư cơ sở nhân giống).

Theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nơng sản, xây dựng CĐL, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nông dân là:

- Được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thơng tin thị trường miễn phí liên quan đến loại sản phẩm tham gia CĐL.

- Được hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án CĐL.

- Được hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp thời hạn tối đa là 3 tháng trong trường hợp Chính phủ thực hiện chủ trương tạm trữ nông sản.

Điều kiện hưởng ưu đãi, hỗ trợ: Hộ nông dân cam kết thực hiện sản xuất và bán nông sản theo hợp đồng đã ký và cấp có thẩm quyền xác nhận.

Hai là, LIKT của doanh nghiệp trong cánh đồng lớn. (1) Vai trò của doanh nghiệp

Theo quan điểm của V.I.Lênin, LIKT của mỗi người tùy thuộc vào vai trị, vụ trí của họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất. Do đó, nghiên cứu về LIKT của doanh nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa, cần thiết phải nghiên cứu vai trị của doanh nghiệp.

Trong mơ hình CĐL, nơng dân là "nhân vật trung tâm", doanh nghiệp đóng vai trị chính yếu trong trong việc thúc đẩy sự hình thành và thành cơng của mơ hình.

Mơ hình cánh đồng lớn là mơ hình có sự liên kết chặt chẽ "bốn nhà": Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nơng. Trong đó, mối liên kết kinh tế

nơng dân và doanh nghiệp là cơ bản và quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển mơ hình.

Trong mơ hình CĐL, nơng dân - trực tiếp tiến hành sản xuất tạo ra các mặt hàng nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất dưới sự trợ giúp của nhà nước, nhà khoa học, các doanh nghiệp về vốn, kỹ thuật, công nghệ và tiêu thụ sản phẩm... Doanh nghiệp đóng vai trị là nhà cung ứng các yếu tố sản xuất (giống, thuốc BVTV, phân bón…), chỉ đạo sản xuất theo quy trình và tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Doanh nghiệp là tác nhân quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo trên CĐL, là động lực để nông dân đổi mới phương pháp canh tác lúa trên CĐL. Trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo theo mơ hình CĐL thì doanh nghiệp là tác nhân chủ yếu, đầu mối, một mắt xích quan trọng nhất để hình thành và duy trì hoạt động bền vững của cả chuỗi.

(2) Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong CĐL bao hàm những gì?

Như chúng ta đều biết, trong mọi xã hội, doanh nghiệp là nguồn gốc sự giàu có của xã hội, bởi lẽ, với chức năng của mình, doanh nghiệp là nơi tạo ra của cải cho xã hội. Của cải được tạo ra càng nhiều, chất lượng càng tốt, kinh doanh càng có hiệu quả và lợi nhuận cao thì doanh nghiệp càng mạnh. Cịn nếu kinh doanh thua lỗ, mặc dù được ưu ái như các doanh nghiệp nhà nước của ta hiện nay, thì khơng cịn là doanh nghiệp nữa. Là nguồn gốc của cải của xã hội, địi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả, hiệu quả kinh tế thuần hay lợi nhuận. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp là phải tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận ở đây là phạm trù của sản xuất, là giá trị gia tăng của hiệu số giá trị hàng hố - chi phí sản xuất. Có thể biểu thị bằng cơng thức: giá trị hàng hố (c+v+m) - chi phí sản xuất (c+v) = m (hay giá trị gia tăng, hay lợi nhuận). Lợi nhuận là động lực chi phối các nhà kinh doanh.

Ngoài lợi nhuận thu được trong kinh doanh, doanh nghiệp cịn có nhiều LIKT khác:

- Tham gia vào chuỗi liên kết ổn định, chặt chẽ, nhất là giữa các khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản, các mặt hàng nông sản sẽ gia tăng giá trị do tăng được khả năng đầu tư khoa học - công nghệ trong cả khâu sản xuất lẫn khâu chế biến. Các doanh nghiệp chế biến sẽ ổn định được sản xuất do ổn định được

nguồn cung nguyên liệu, do có được nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và do đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ ổn định hơn, uy tín và chất lượng nơng sản vì thế cũng được cải thiện và nâng cao. Các doanh nghiệp cũng nhờ đó mà có điều kiện để thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật cần thiết, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tham gia vào chuỗi liên kết, các doanh nghiệp có đủ nguyên liệu, ổn định được sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên có nhiều cơ hội để đầu tư mở

rộng sản xuất, cải thiện chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm...

- Theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, doanh nghiệp được hưởng các LIKT từ chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, như:

+ Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án CĐL;

+ Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nơng sản của Chính phủ;

+ Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hồn thiện hệ thống giao thơng, thuỷ lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án CĐL;

+ Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp học.

Điều kiện hưởng ưu đãi, hỗ trợ.

1) Doanh nghiệp phải có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất gắn với mua nông sản của hộ nông dân hoặc tổ chức đại diện của nơng dân trong dự án CĐL.

2) Có vùng ngun liệu, đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu và có hệ thống sấy, kho chứa, cơ sở chế biến, bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hợp đồng.

3) Có phương án thực hiện các nội dung được ưu đãi, hỗ trợ (4 nội dung ưu đãi, hỗ trợ nêu trên) và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (là cá tổ chức đại diện của nơng dân) cũng được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ như sau:

- Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án CĐL.

- Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nơng sản hoặc chương trình tạm trữ nơng sản của Chính phủ.

- Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w