2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
3.1.3.1. Tại thành phố Cần Thơ
Nông dân đăng ký tham gia trên tinh thần tự nguyện, được cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hướng dẫn cách ghi chép sổ tay trong quá trình sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Các cánh đồng sản xuất lúa ứng dụng kỹ thuật "1 phải, 5 giảm", "gieo sạ né rầy, ôm nước", ứng dụng công nghệ sinh thái, trồng hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch, giúp giảm sử dụng thuốc trừ sâu, rầy trên ruộng; liên kết sản xuất với tiêu thụ, trên cơ sở đó mở rộng liên kết "4 nhà". Liên kết, ký hợp đồng giữa doanh nghiệp và các THT sản xuất trong CĐL về cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Hướng dẫn nông dân ghi chép sổ tay sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tổ chức thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại, hướng dẫn các giải pháp xử lý đồng ruộng. 100% diện tích được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng hạt gạo. Cụ thể:
(1) Tổ chức liên kết ký hợp đồng giữa doanh nghiệp và các tổ hợp tác sản xuất trong CĐL về cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Các Công ty,
Doanh nghiệp thu mua đã liên kết với các cơng ty cung ứng đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) cho bà con trong mơ hình như Cơng ty cổ phần Gentraco, Công ty TNHH Trung An, Công ty Lương thực Sông Hậu, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tấn Hưng, doanh nghiệp tư nhân Trung Thạnh, Công ty Việt Long, Cơng ty Hiệp Thành, Cơng ty phân bón 5 sao, Cơng ty cổ phần Bayer, Cơng ty trâu vàng, Công ty Nông Việt, Công ty bảo vệ thực vật An Giang, Cơ sở sản xuất lúa giống Bá Khem, Năm Tổng, Hai Liêm, Hai Le, Công ty Hiếu Nhân, Trại giống Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ.
(2) Các công ty, doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm đầu ra: Công ty
bảo vệ thực vật An Giang, Công ty cổ phần Gentraco, Công ty TNHH Trung An, Công ty Lương thực Sông Hậu, Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tấn Hưng, Doanh nghiệp tư nhân Trung Thạnh, Công ty Việt Long, Công ty cổ phần Hiệp Thanh, Cơng ty Thái Bình, Cơng ty Lương thực Miền Nam, Cơng ty Đại Dương Xanh, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty TNHH Tân Thành, Công ty Vinacam Cờ Đỏ, Trại giống Cờ Đỏ, Nông trường Sông Hậu. Các công ty đã họp dân, cho giá và triển khai thu mua cho bà con trong mơ hình với giá bằng và cao hơn ngoài thị trường khoảng 100 - 200 đồng/kg.
3.1.3.2. Tại An Giang
Có 03 hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nơng dân trong mơ hình CĐL.
- Hình thức 1: Thực hiện tồn chuỗi sản xuất - tiêu thụ: doanh nghiệp đầu tư
yếu tố sản xuất đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…), hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc liên kết trực tiếp với nơng dân; tổ chức thu mua cuối vụ.
- Hình thức 2: Thực hiện một phần chuỗi: doanh nghiệp cung cấp một số yếu
tố đầu vào của sản xuất lúa như: giống, hoặc phân bón, hoặc thuốc bảo vệ thực vật, hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và tổ chức thu mua cuối vụ.
- Hình thức 3: Doanh nghiệp tiêu thụ không đầu tư, chỉ hợp đồng thu mua. Đặc
điểm chung của các hình thức liên kết là đều có hợp đồng. Với sự hỗ trợ của các ngành chun mơn và chính quyền địa phương, đầu vụ sản xuất doanh nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận với nông dân để thoả thuận các điều khoản và đi đến ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ. Trong đó, xác định giá thu mua thường là giá thị trường vào thời điểm thu hoạch. Riêng đối với hợp đồng tiêu thụ lúa của cơng ty liên doanh Angimex-Kitoku có giá thu mua được xác định trước vào đầu vụ sản xuất.
Về nội dung liên kết: Đa số các doanh nghiệp tiêu thụ đầu tư giống cấp xác
nhận cho những hộ tham gia với hình thức trực tiếp cấp giống, hoặc thơng qua doanh nghiệp sản xuất giống, hoặc hỗ trợ chi phí giống cho nơng dân khơng tính lãi suất trong thời gian 4 tháng/vụ. Cuối vụ thu mua sản phẩm theo sản lượng ước tính tương ứng với diện tích ký hợp đồng đầu vụ và thu hồi chi phí đầu tư giống. Một số cơng ty như Cơng ty cổ phần Tập đồn Lộc Trời (Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang), Công ty Gentraco thực hiện việc cung cấp trọn gói các vật tư đầu vào để nơng dân sản xuất theo hình thức nợ đến cuối vụ. Tuy nhiên, các cơng ty này có u cầu cao hơn và chất lượng.
Các mơ hình tiêu biểu:
(1) Mơ hình thực hiện cả chuỗi sản xuất - tiêu thụ gắn với hợp tác xã kiểu mới: Cơng ty cổ phần Tập Đồn Lộc Trời (Cơng ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang): Với lợi thế về vốn và nhân sự, hệ thống nhà máy xay xát, sấy, kho chứa lớn;
sản xuất cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, xuất giống,... Công ty thực hiện cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đầu vụ cho nông dân với lãi suất 0% và thu hồi vốn khi thu mua cuối vụ. Trong q trình sản xuất, hộ nơng dân được đội ngũ cán bộ "3 Cùng" của công ty tư vấn kỹ thuật, quản lý sản xuất, hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất. Mỗi cán bộ "3 Cùng" của cơng ty phụ trách một vùng có diện
tích trung bình trên 50 ha. Sau khi thu hoạch, hộ nơng dân sẽ được hỗ trợ các chi phí vận chuyển, chi phí sấy và thu mua theo giá thị trường. Tại thời điểm thu hoạch, nếu nông dân chưa đồng ý bán với giá thị trường thì cơng ty có chính sách cho lưu kho trong vịng 30 ngày khơng tính phí để xem biến động giá. Hiện nay, công ty đang cùng với chính quyền các địa phương trong vùng ĐBSCL đang hỗ trợ, xúc tiến việc thành lập các hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới, theo đó, cơng ty cử cán bộ tham gia điều hành, quản lý ở các hợp tác xã. Các hợp tác xã có nhiệm vụ hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất, tiêu thụ để liên kết với doanh nghiệp.
(2) Mơ hình thực hiện liên kết, thu mua theo giá cố định (Cơng ty TNHH Angimex-Kitoku): Mơ hình này được Cơng ty Angimex-Kitoku triển khai khá sớm,
hầu như thực hiện toàn chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ. Nơng dân tham gia mơ hình này được tập hợp thành các tổ hợp tác. Công ty cung cấp giống (chủ yếu là giống Jiaponica), hướng dẫn kỹ thuật, kiểm sốt quy trình và thu mua cuối vụ với giá cao. Cơng ty phối hợp chặt chẽ với Hội Nơng dân các cấp, chính quyền địa phương tuyên truyền một cách cụ thể rõ ràng về hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, các điều khoản về xử phạt vi phạm hợp đồng; giá thu mua được xác định từ đầu vụ, do đó nơng dân có nhiều thơng tin để quyết định tham gia mơ hình.
(3) Mơ hình sản xuất lúa theo GlobalGAP: Cơng ty TNHH lương thực Tấn Vương: Từ năm 2010 tỉnh An Giang đã vận động các hộ dân hình thành các tổ hợp
tác thực hiện sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP trên diện tích khoảng 100ha. Ngành nơng nghiệp đã hỗ trợ nhiều chính sách để duy trì và chứng nhận vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP trong 3 năm liền. Hiện nay công ty TNHH lương thực Tấn Vương đang hỗ trợ duy trì và mở rộng vùng sản xuất lên 150 ha. Cuối vụ cơng ty thu mua tồn bộ lúa với giá cao hơn giá thị thường 20%.
(4) Mơ hình liên kết nhiều đơn vị cung cấp đầu vào, đầu tư đầu vụ, thu mua cuối vụ: Theo hình thức này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lương thực liên kết với
các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) đầu tư cho nông dân thông qua hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, sau đó thu mua cuối vụ theo giá thị trường hoặc cao hơn từ 50 - 100đ/kg (thoả thuận tại thời điểm định giá).
(i) Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) liên kết với các doanh nghiệp cung cấp giống xác nhận để đầu tư giống cho nông dân thông qua các tổ hợp tác, hoặc nơng dân nịng cốt, thực hiện chủ yếu ở huyện Thoại Sơn. Cuối vụ, công ty thu mua lúa lại của nơng dân với nhiều hình thức tuỳ theo các tiểu vùng (lúa tươi, khô, vận chuyển....) với giá thu mua cao hơn giá thị trường từ 50-100đ/kg.
(ii) Công ty cổ phần Gentraco liên kết với công ty Bayer (Đức) cung cấp thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật, yêu cầu nông dân thực hiện theo đúng quy trình sản xuất để có sản phẩm đạt chất lượng, nhất là kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm sau thu hoạch. Thực hiện mơ hình này, nơng dân có thể tự tìm nguồn giống. Cuối vụ, công ty thu mua với giá cao hơn thị trường.
(iii) Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu cho nơng dân (thơng qua hợp tác xã, tổ hợp tác) bằng tiền.