Tình hìnhứng dụng TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ASIA HUẾ (Trang 41 - 45)

3 .Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

1.2 sởthực Cơ tiễn của vấn đềnghiên cứu:

1.2.1 Tình hìnhứng dụng TMĐT tại Việt Nam

Trong những năm vừa qua Thương mại điện tử đã dần khẳng định được vai trò của mình trọng việc trao đổi thông tin, giao dịch mua bán qua mạng. Vào Việt Nam kể từ1998 đến nay, tốc độphát triển Internet phát triển rất nhanh. Tính đến 2016 số người sửdụng internet đã làn 49,063,762 người. Nắm bắt được tình hìnhđó, không ít doanh nghiệp triển khai thành công hệthống Thương mại điện tửvà đã khẳng định được tính hiệu quảcủa nó như muaban.net, raovat.com,chotot.com…

Theo Báo cáo chỉsốThương mại điện tử(EBI) 2017, cuộc khảo sát được tiến hành cuối tháng 8 tới tháng 11 năm 2016 tại 3566 doanh nghiệp trong cảnước, có 99% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có trang bịmáy tính PC và lap top, bên cạnh đó thì có 61% cho biết có trang bịcác thiết bịdi động bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng. Vềkết nối Internet và đầu tư CNTT: 89% doanh nghiệp kết nối Internet, trong số đó có đến 80% doanh nghiệp sửdụng dịch vụInternet băng thông rộng. Tuy nhiên tỷtrọng đầu tư cho CNTT của các doanh nghiệp còn tương đối thấp: 70% doanh nghiệp chỉchi dưới 5% tổng chi phí hoạt động thường niên cho CNTT.

Năm 2016 có 45% doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sửdụng email trong công việc, cao hơn tỷlệ39% trong năm 2015, 18% cho biết có dưới 10% lao động thường xuyên sửdụng email. Xét vềquy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ(SEM) có tỷlệsửdụng email cao hơn các doanh nghiệp lớn. Trong đó mục đích sửdụng email chính trong doanh nghiệp vẫn là dùng đểgiao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (84%). Nhìn chung xu hướng sửdụng email trong các hoạt động của doanh nghiệp đang tăng dần so với các năm trước.

Biểu đồ1.1: Sửdụng email phân theo quy mô doanh nghiệp

( Nguồn: báo cáo EBI, 2017)

Đứng vềnhóm các công cụhỗtrợkhác như Viber, Facbook Messenger, Skype…đểhỗtrợhoạt động trong công việc, khảo sát chỉcó ra 70% doanh nghiệp đã sửdụng công cụnày.

Biểu đồ1.2: Mục đích sửdụng email trong doanh nghiệp qua các năm

( Nguồn: báo cáo EBI, 2017)

Vềwebsite doanh nghiệp: 45% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷlệnày không thay đổi nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đã chú trọng tới việc cập nhật thông tin thường xuyên lên website: 45% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày sso với tỷlệ50% năm 2015. Năm 2016 đánh dấu mạng xã hội vươn lên và trởthành công cụ được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất đểquảng cáo website vàứng dụng di động (47%), tiếp sau đó là hình thức quảng cáo qua các công cụtìm kiếm (41%). Có 56% doanh nghiệp cho biết đã chi

dưới 10 triệu đồng cho việc quảng cáo website/ứng dụng di động qua các phương tiện trực tuyến, 34% chi từ10-50 triệu đồng và mới có 10% doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng cho hoạt động quảng cáo website/ứng dụng di động.

Biểu đồ1.3: Các hình thức quảng cáo website/ứng dụng di động

( Nguồn: báo cáo EBI, 2017)

Tham gia các sàn giao dịch cũng là công cụhữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên trong vài năm trởlại đây xu hướng này đang chững lại. Năm 2016 có 13% doanh nghiệp tham gia khảo sát triển khai kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Tỷlệnày hầu như không thay đổi so với 2015. Các tỷlệnày phản ánh xu hướng các doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm tới việc khai thác những lợi ích do sàn TMĐT mang lại. Kinh doanh trên mạng xã hội đang là xu hướng thu hút sựquan

tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏvà vừa, các hộkinh doanh cá thểvà cá nhân bởi những lợi thếvềhiệu quảvà chi phí cũng như tính tương tác với khách hàng. Khảo sát cho thấy có 34% doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, tăng 6% so với năm 2015. Khảo sát năm 2016 cho thấy 19% doanh nghiệp đã phát triển website đểtương thích với nền tảng di động… Tương tựwebsite phiên bản di động, tỷlệdoanh nghiệp cóứng dụng bán hàng trên thiết bịdi động năm 2016 cũng là 15%, giảm một chút so với năm 2015 (26%).

Biểu đồ1.4: Tỷlệdoanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm

( Nguồn: báo cáo EBI, 2017)

Sựtiến bộcủa chính phủ điện tử đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ được thểhiệnởmức độtruy cập website của nhà nước và sửdụng công cụtrực tuyến. Sựtiến bộnày thểhiện rõ nhất qua việc nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụtrực tuyến. Email vẫn là hình thức nhận đơn đặt hàng chủyếu qua các công cụtrực tuyến của doanh nghiệp. Năm 2016 có 85% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua email và tăng 7% so với năm 2015. Hai hình thức khác là website và sàn thương mại điện tử/mạng xã hội có tỷlệthấp hơn nhiều và đều dưới mức 50%.

Biểu đồ1.5: Tỷlệdoanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua các công cụtrực tuyến

( Nguồn: báo cáo EBI, 2017)

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ASIA HUẾ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w