Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả (Trang 25 - 26)

Hiệu quả được hiểu là kết quả nhận được đúng những điều đã thực hiện (Peter Ferdinand Drucker, Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21, tr.15). Hiện nay chưa có khái niệm, định nghĩa cụ thể về Hiệu quả của tín dụng. Xét trên mặt lý thuyết về hiệu quả thì hiệu quả tín dụng (hiệu quả cho vay) chính là kết quả

đạt được trên chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hay nói cách khác chính là so sánh lợi nhuận/doanh thu với chi phí. Việc tính toán các số liệu về doanh thu, lợi nhuận là điều cực kỳ dễ dàng nhưng việc tính toán chi phí, đặc biệt là chi phí tín dụng lại rất phức tạp. Nó không chỉ đơn giản là các chi phí huy động vốn, chi phí quản lý kinh doanh (chi phí vận hành, lương) mà gồm các khoản chi phí định tính như chi phí phát triển (quảng cáo, tiếp thị) mà khó có thể tính toán cụ thể 1 đồng chi phí bỏ ra thu hồi bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hơn nữa một yếu tố cực kỳ đặc biệt liên quan đến chi phí của tín dụng là rủi ro tín dụng, nó là một đặc tính luôn phát sinh cùng với tín dụng. Một khoản tín dụng cho vay ra luôn có thể dự toán được lãi thu về dựa trên các yếu tố số tiền, lãi suất, kỳ hạn và từ đó tính toán ra lợi nhuận đem về sau khi trừ đi các chi phí huy vốn, chi phí quản lý điều hành,… Nhưng khoản vay đó sẽ không bao giờ dự toán được các loại chi phí liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro, chi phí xử lý nợ (do rủi ro là yếu tố phát sinh trong tương lai, còn lợi nhuận, chi phí để đem lại lợi nhuận đó thì phát sinh tại chính thời điểm cấp tín dụng).

Có thể hiểu rằng: “Hiệu quả tín dụng bán lẻ là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị”. Chất lượng tín dụng bán lẻ có liên hệ mật thiết với hiệu quả tín dụng bán lẻ. Nếu trong tình hình tài chính công khai, minh bạch và lành mạnh thì không thể có hoạt động tín dụng bán lẻ đạt hiệu quả cao mà chất lượng tín dụng bán lẻ thấp. Liên quan đến việc đánh giá hiệu quả tín dụng bán lẻ đơn giản nhất chính là so sánh các chỉ tiêu về mặt lợi nhuận. Gia tăng tối đa doanh thu hay cắt giảm tối thiểu chi phí cuối cùng cũng không nằm ngoài mục đích tăng lợi nhuận. Tuy nhiên khi đánh giá về hiệu quả tín dụng bán lẻ cũng không thể tách riêng từng yếu tố tác động đến lợi nhuận để đánh giá (dư nợ, danh số, nợ xấu, thu lãi …) mà phải xem xét tổng thể tất cả các yếu tố cùng một lúc.

Trong giới hạn của luận văn này hiệu quả tín dụng bán lẻ là tiêu chí tổng hợp đánh giá bởi nhiều yếu tố thể hiện qua chỉ tiêu về lợi nhuận. Ở đây có thể xem xét đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua lợi nhuận và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận tín dụng bao gồm gia tăng doanh số và giảm chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cẩm phả (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)