Chi nhánh cần phải nâng cao và duy trì theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch
vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới mà còn tạo ra thu nhập lơn cho ngân hàng.
Mở rộng tín dụng vào các thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua phát triển các chương trình, kế hoạch tín dụng dành cho đối tượng hay nhóm đối tượng khách hàng. Xây dựng các chương trình tín dụng tiêu dùng: Mở rộng tín dụng bán lẻ, chủ yếu là tín dụng tiêu dùng (Cho vay thế chấp, cầm cố, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua nhà, nhận quyền sử dụng đất ở, mua sắm phương tiện đi lại…) nhằm vào nhóm khách hàng cá nhân và các hộ gia đình có thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định ở Cẩm Phả. Liên kết với các công ty kinh doanh nhà ở, bất động sản, công ty sản xuất và cung ứng đồ dùng, thiết bị gia dụng, ô tô (hiện nay chi nhánh đã liên kết với Công ty ô tô Trường Hải để cho vay hỗ trợ riêng)
Cấp tín dụng gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng (dịch vụ tài chính khoản, thanh toán, chuyển tiền, quản lý tài sản, phát hành thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng điện tử). Các dịch vụ tín dụng phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các sản phẩm dịch vụ khác nhằm hình thành nên phương thức cung cấp dịch vụ mới, trọn gói theo hướng đa mục tiêu, sản phẩm và kích cầu, hỗ trợ bán hàng.
Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu, đồng thời tạo lập môi trường quản lý và kinh doanh tín dụng an toàn và hiệu quả mới thông qua đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quản lý rui ro tín dụng. Từng bước đưa ra các công cụ quản lý tín dụng mới, các thông lệ và chuẩn mực tiên tiến về quản lý tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Tại chi nhánh đang triển khai khá hiệu quả mô hình phân quyền phán quyết tín dụng, các thành phần tham gia đối với từng giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng. Năm 2016, Chi nhánh đã chuyển đổi sang mô hình mới, theo đó chi nhánh hợp nhất được khâu tác nghiệp và khâu bán hàng. Với mô hình mới này, cán bộ và lãnh đạo quan hệ khách hàng có thể tập chủ động xử lý hồ sơ, phát triển và tìm kiếm khách hàng, bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ chuyên sâu để tác nghiệp và rà soát tín dụng.
Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo mức độ rủi ro, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với từng nhóm nợ. Dự phòng rủi ro được trích lập đầy đủ theo chất lượng tín dụng và trở thành nguồn chủ yếu để đảm bảo bù đắp kịp thời các rủi ro tín dụng phát sinh, không để các khoản nợ tồn đọng kéo dài và làm xấu bảng cân đối.
Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời nhận biết và xử lý các khoản nợ có vấn đề cũng như các rủi ro khác. Hệ thống thông tin cảnh báo sớm được xây dựng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng cho phép xác định và đo lường giới hạn rủi ro. Hiện tại ở chi nhánh, phòng Tổng hợp có bộ phận quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề sẽ cùng phòng khách hàng tăng cường giám sát các khoản tín dụng. Bên cạnh đó phòng Kiểm tra nội bộ khu vực 3 của NHCT VN cũng luôn kiểm tra thanh tra các khoản cho vay có đảm bảo đúng theo quy định của NHCT Việt Nam hay không, trường hợp nếu phát hiện sai phạm sẽ thông báo cho chi nhánh để có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, chi nhánh cũng nên đề nghị các phòng ban chức năng tăng cường kiểm tra món vay sau khi giản ngân để đảm bảo món vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Tăng cường quản lý danh mục tín dụng: Thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện danh mục tín dụng và rủi ro liên quan đến thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu. Bên cạnh xây dựng tín dụng bán buôn chi nhánh cũng đã xác định được một số khách hàng mục tiêu của tín dụng bán lẻ vì đối tượng khách hàng bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ với số lượng khách hàng nhiều nên việc chăm sóc khách hàng không như chăm sóc khách hàng bán buôn nhưng chi nhánh cũng cần có những chính sách cụ thể quy định đối tượng khách hàng chiến lược của mình. Chi nhánh phải thường xuyên giám sát, phân tích và đánh giá danh mục tín dụng của từng khoản vay, từng khách hàng.
Tăng cường năng lực phân tích rủi ro, thẩm định khách hàng để quyết định cho vay. Nâng cao trình độ chuyên môn (Khả năng phân tích tài chính, thị trường, dự án, đánh giá tài sản bảo đảm, kỹ năng quản lý tín dụng, sử dụng hệ thống chấm
điểm tín dụng…) và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.
Nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ cũng là mục tiêu chiến lược lâu dài của Chi nhánh, điều này giúp ngân hàng gia tăng thị phần hơn. Để việc tín dụng bán lẻ an toàn và hiệu quả, khi cho vay chi nhánh cần kết hợp chặt chẽ với cơ cở bán hàng. Khi nhập hàng kinh doanh, hay tiêu dùng (như mua xe ô tô, mua nhà…) , người mua hàng chi trả 20-30% giá trị hàng hóa, số còn lại ngân hàng cho vay, ngân hàng và người mua ký kết hợp đồng về việc cấp tín dụng. Cũng có thể ngân hàng thực hiện việc cung cấp các loại thẻ tín dụng tiêu dùng.