Có thể khẳng định lại rằng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay diễn ra rất gay gắt. Khách hàng giờ đây được cung cấp mọi sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của họ, họ không còn phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm mà họ sẽ phân vân trong việc lựa chọn ngân hàng nào sẽ cung cấp sản phẩm cho mình. Chính vì vậy, để có thể vượt lên đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng chỉ có cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đem lại sự thỏa mãn tối đa cũng như sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.Lý do quan trọng nữa là chỉ có sự nâng cao chất lượng CVBL mới tạo điều kiện cho việc mở rộng CVBL. Hiện nay, NHCT Việt Nam áp dụng việc giám sát thông qua ngưỡng nợ quá hạn cho phép của từng sản phẩm cho vay để quản lý tốc độ tăng trưởng của chi nhánh. Vì vậy, để hoạt động cho vay diễn ra thuận lợi, chi nhánh luôn phải nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ thông qua các chú ý sau :
+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng + Tăng cường giám sát các khoản vay
+ Nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ + Tăng cường công tác thu hồi nợ và xử lý nợ có vấn đề.
+ Nâng cao doanh số dư nợ tín dụng bán lẻ gắn với gia tăng cơ cấu tín dụng theo hướng trú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng có khả năng sinh lời cao.
KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, em xin đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam như sau:
Một là, NHCT cần tổ chức khai thác và cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời chính xác cho toàn bộ hệ thống các tin kinh tế trong nước và ngoài nước…có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng bán lẻ.
Hai là, hiện nay trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả vẫn chưa triển khai việc cấp quyền sở hữu nhà ở cho người dân. Vì vậy khi định giá tài sản theo công văn của NHCTVN thì định giá phần giá trị tài sản tăng thêm là nhà ở rất thấp (chỉ khoảng 45% phần giá trị nhà ở) dẫn tới mức cho vay căn cứ vào giá trị tài sản không cao như các ngân hàng khác. Từ đó việc đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng bị hạn chế. NHCT cần có chính sách định giá riêng cho chi nhánh Cẩm Phả đối với những trường hợp khách hàng thế chấp tài sản là nhà đất tại địa bàn Thành phố Cẩm Phả.
Thứ ba, hiện nay hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp của NHCT tương đối nhiều, văn bản vừa mới ra, ngay sau đó lại có nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung làm cho cán bộ, nhân viên không thuận tiện trong việc nghiên cứu và nắm bắt nội dung. Do đó đề nghị NHCT sau mỗi lần sửa đổi văn bản nên nêu lại toàn bộ văn bản, trong đó ở những chỗ bổ sung, sửa đổi được in đậm để cán bộ, nhân viên phân biệt được. Từ đó cán bộ, nhân viên dễ dàng nắm được nội dung văn bản và áp dụng đúng trong thực tế.
Thứ tư, NHCT cần tổ chức hội nghị tổng kết về hoạt động cho vay hàng quý nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng bán lẻ không còn mới mẻ. Nhưng dư nợ tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên Ngân hàng cũng chưa có chủ trương phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn. Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa nghiên cứu đối tượng khách hàng và marketing cho các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ của mình một cách hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng chiếm lĩnh thị trường tín dụng bán lẻ, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động.
Do còn hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về mặt tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần đi sâu phân tích và xem xét lại cũng như những vấn đề mới chưa được đề cập trong luận văn này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của thầy, cô, các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, những người cùng có mối quan tâm về hoạt động tín dụng bán lẻ để em có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt hơn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Việt Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt thời gian làm khóa luận này.
1. PGS.TS Mai Văn Bạn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Hà Nội, 2014.
2. Peter Drucker, Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21, NXB Tài chính Hà Nội, 2010
3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội 2016.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc
sửa đổi một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội 2005.
5. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội 2010.
6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quy trình cấp tín dụng khách hàng bán lẻ, Hà Nội 2015.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về
hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội 2016.
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2013, 2014, 2015, 2016,2017 của Chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả.
9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Nguồn báo cáo tài chính hợp
nhất 2017, Hà Nội 2017.
10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chính sách tín dụng, Hà Nội 2013.
11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chính sách tài sản bảo đảm, Hà Nội 2013.
12. Tạp chí ngân hàng (2013-2017)
13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tại địa chỉ:
www.sbv.gov.vn , truy cập ngày 15/05/2018.
14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tại địa chỉ: