Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
(1) Hướng dẫn khách hàng cung cấp đủ hồ sơ liên quan đến khách hàng, phương án, dự án/ đề nghị cấp tín dụng cụ thể, lập, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
(2) Hướng dẫn cho bên bảo đảm về thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản; giải thích đẩy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của bên đảm bảo khi cầm cố thế chấp tài sản và thông báo các hồ sơ, tài liệu cần phải xuất trình.
(3) Tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng, bên đảm bảo cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu thập được.
(4) Ngoài tài liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ PKH/PGD thu thập thông tin khác liên quan đến khách hàng.
(5) Sao chụp một bộ hồ sơ phục vụ thẩm định, trả lại bản chính cho khách hàng.
Bước 2: Thẩm định, lập Tờ trình thẩm định và quyết định khoản tín dụng
(1) Thẩm định và cập nhật kết quả thẩm định khách hàng.
(2) Thẩm định phương án/ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. (3) Dự kiến lợi ích và rủi ro nếu cập tín dụng.
(4) Thẩm định biện pháp đảm bảo.
(5) Thực hiện định giá TSBĐ và lập biên bản định giá. (6) Kết luận thẩm định và đề xuất cấp tín dụng.
(7) Lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản tín dụng.
Bước 3: Xét duyệt cấp tín dụng
Cấp có thẩm quyền phê duyệt mức cấp tín dụng.
Bước 4: Thông báo cho khách hàng
Sau khi nhận được thông báo phê duyệt, Chi nhánh thực hiện in thông báo cho khách hàng và cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
Bước 5: Ký kết hợp đồng
(1) In dự thảo hợp đồng.
(2) Kiểm tra lần cuối nội dung hợp đồng (3) Ký kết hợp đồng
Bước 6: Làm thủ tục giao nhận TSBĐ (nếu có) và nhập kho hồ sơ TSBĐ; Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, TSBĐ và khoản tín dụng.
(1) Nhập dữ liệu về khách hàng, tín dụng. (2) Làm thủ tục nhận TSBĐ.
(3) Nhập thông tin TSBĐ và nhập hồ sơ TSBĐ. (4) Liên kết TSBĐ.
Bước 7: Thực hiện cấp tín dụng, giải ngân theo hợp đồng đã ký kết.
(1) Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân, cấp tín dụng. (2) Giao nhận chứng từ.
(3) Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc cấp tín dụng/giải ngân.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát tín dụng; Giao nhận hồ sơ tín dụng.
Bước 9: Theo dõi nợ vay; Đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đầy đủ, đúng hạn; Xử lý các khoản nợ quá hạn.
Bộ phận tín dụng có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng; liệt kê, theo dõi và thông báo các khoản nợ quá hạn.
2.2.4. Các biện pháp bảo đảm tín dụng
Đối với tín dụng bán lẻ có đảm bảo bằng tài sản cầm cố, Ngân hàng Công thương cho phép khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng số dư thẻ tiết kiệm, sổ, thẻ tiết kiệm làm tài sản đảm bảo tiền vay của ngân hàng.
Đối với cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, Ngân hàng Công thương cho phép khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô sử dụng: Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu; Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp, không thuộc diện quy hoạch; Các phương tiện vận tải đã được đăng ký quyền sở hữu.
2.2.4.2. Cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm
Cho vay cán bộ công nhân viên được trả lương qua tài khoản ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, thấu chi không có tài sản bảo đảm.
2.3. Thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả giai đoạn 2013-