Thị trƣờng tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại ngân hàng TMCP ngoại thƣơng việt nam chi nhánh bình dương (Trang 40)

7. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.2. Thị trƣờng tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Bình Dƣơng

2.2.1. Các DNNVV tỉnh Bình Dương

Trong những năm qua, cùng với chủ trƣơng của Chính phủ về việc tạo lập và xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các DNNVV, tỉnh Bình Dƣơng rất quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thành lập, triển khai nhiều biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp từ 15 ngày xuống còn 8 ngày. Sự hỗ trợ này đã thúc đẩy sự gia tăng của loại hình DN này trên địa bàn tỉnh qua các năm và có đƣợc một số kết quả ban đầu đáng kể.

Bảng 2.1. Số lƣợng DNNVV tỉnh Bình Dƣơng Năm 2015 2016 2017 DN đang hoạt động 14.283 20.673 25.782 DN đăng ký mới 3.211 4.757 5.542 DN giải thể 187 241 301 Tổng số 17.307 25.671 30.912

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dƣơng

Qua số liệu bảng 2.1, số lƣợng DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2015 đến 2017 có sự tăng đều qua các năm. Tính đến hết năm 2017, số lƣợng DNNVV của tỉnh là trong tổng số 30.912 đăng ký hoạt động, với số vốn đăng ký là 237.210 tỷ đồng. Số lƣợng doanh nghiệp mới thành lập đến hết 31/12/2017 là 5.542, số vốn đăng ký là 29.029 tỷ đồng, tăng 16,5% về số doanh nghiệp và 39,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.

Tuy nhiên, số lƣợng doanh nghiệp giải thể trong năm 2017 là 301 DN với số vốn đăng ký giải thể là 1.800 tỷ đồng, tăng 24,9% về số lƣợng và 12,3% về vốn so với cùng kỳ năm trƣớc. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn. Trung bình, cứ 18 doanh nghiệp thành lập mới thì có 1 doanh nghiệp giải thể. Các lĩnh vực có doanh nghiệp giải thể chủ yếu là: Buôn bán đồ dùng gia đình, Buôn bán vật liệu xây dựng, Hoạt động tƣ vấn quản lý,...

Hình 2.2. Số lƣợng DNNVV tỉnh Bình Dƣơng phân theo địa bàn 2017

Nguồn: Trung tâm thông tin điện tử tỉnh Bình Dƣơng năm 2017

Dễ dàng nhận thấy sự phân bố chênh lệch giữa các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Các DNNVV chủ yếu tập trung ở thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, chiếm 68,3% tại ba đơn vị hành chính này. Tại thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát thì số lƣợng chỉ chiếm 20,4%, còn lại 11,3% số lƣợng DNNVV nằm rải rác tại các huyện Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo. Lý giải cho việc này, là do các huyện Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo tuy có diện tích khá lớn so với các đơn vị hành chính khác của tỉnh, khoảng 87,7% diện tích của cả tỉnh, nhƣng vị trí nằm ngoài rìa của tỉnh, giáp với các tỉnh Bình Phƣớc, Đắk Nông, Tây Ninh, nơi ít tập trung dân cƣ, mật độ khoảng 200 ngƣời/km2, điều kiện phát triển kinh tế cũng kém hơn so với các huyện thị kia, và chỉ có 2 KCN là Bàu Bàng và Đất Cuốc.

Thị xã Bến Cát nằm sát Thành phố Thủ Dầu Một, với 8 khu công nghiệp: Mỹ Phƣớc I, II, III, Rạch Bắp,... có nhiều điều kiện tƣơng đối phát triển kinh tế, thu hút đƣợc 2.815 DNNVV. Thị xã Tân Uyên có 2 KCN: Nam Tân Uyên và VSIP II, đồng thời giáp ranh với tỉnh Đồng Nai – một tỉnh cũng có sự phát triển kinh tế khá mạnh mẽ, số lƣợng DNNVV cũng đạt 3.498 DN năm 2017.

Mặt khác, diện tích của thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An khá khiêm tốn,tổng diện tích của ba đơn vị hành chính này là 262,46 km2, chiếm 9,7% diện tích của toàn tỉnh nhƣng lại chiếm hơn 68,3% số lƣợng DNNVV. Ngoài ra, ba đơn vị hành chính này có đến 16 KCN, trong đó phải kể đến những KCN lớn và điển hình của cả nƣớc nhƣ VSIP I, II, Sóng thần I, II, III, Tân Đông Hiệp A, B, Bình Đƣờng, Việt Hƣơng, Đồng An,... mật độ dân cƣ vào khoảng 4.770 ngƣời/km2, vị trí địa lý giáp với TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, là trung tâm phát triển kinh tế của cả nƣớc. DNNVV với những đặc tính của mình đã lựa chọn địa điểm kinh doanh ở những nơi này để tận dụng đƣợc nhiều lợi thế.

DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng có bộ máy gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, dễ thích nghi với những thay đổi, tận dụng tối đa nguồn lực (tài sản, vốn, lao động,...) trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DNNVV của tỉnh cũng có những khó khăn, hạn chế mang tính đặc thù, ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển nhƣ:

- Quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ không đồng đều trong mặt bằng, khả năng quản trị kém.

- Việc tiếp cận nguồn vốn, mặt bằng sản xuất gặp nhiều khó khăn, chƣa tạo đƣợc mối liên kết chặt chẽ trong nội khối và với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất.

- Chi phí mặt bằng sản xuất kinh doanh tăng lên khá cao theo quá trình đô thị hóa của tỉnh. Đồng thời, việc thực hiện chủ trƣơng hạn chế sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp để bảo vệ môi trƣờng cũng làm cho các DNNVV gặp khó khăn hơn trong việc tìm mặt bằng sản xuất, thuê đất thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Nguồn lao động có tay nghề hiện nay vẫn đang là nhu cầu cấp thiết của các DN nói chung trong tỉnh và DNNVV nói riêng. Đối với các DN đủ năng lực phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh thì khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh trong thu hút lao động do nguồn lao động tại chỗ của tỉnh không đáp ứng nhu cầu của DN, đặc biệt là lao động có tay nghề.

- Các DNNVV với vốn đầu tƣ sản xuất thấp, thiết bị sản xuất lạc hậu (chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công). Các đơn hàng chủ yếu là gia công, sơ chế tạo ra giá trị gia

tăng thấp. Tổ chức còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tập trung, thiếu sự hợp tác giữa các DN nên hiệu quả sản xuất thấp.

- Do sản xuất mang tính tự phát, đơn lẻ nên các DN trên địa bàn chỉ thực hiện gia công sản phẩm theo đơn hàng nhất định có sẵn, không chủ động đƣợc thời gian, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hoặc phải chịu sự lệ thuộc vào thị trƣờng vì không nắm bắt đƣợc sự biến động của thị trƣờng tiêu thụ.

- Các DNNVV còn yếu về năng lực quản lý, nguyên nhân là do đƣợc hình thành đi lên từ sản xuất, quản lý theo kiểu hộ gia đình, hiệu quả thấp, hạn chế đến khả năng phát triển kinh doanh.

- Chƣa có sự đầu tƣ đúng mực dành cho việc quản lý tài chính trong DN, sổ sách kế toán vẫn chủ yếu là để theo dõi nội bộ, chƣa đƣợc kiểm toán độc lập kiểm tra.

2.2.2. Thị trƣờng tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Bình Dƣơng

Để tìm hiểu khả năng tiếp cận vốn và cơ hội phát triển thị trƣờng tín dụng cho DNNVV tại Bình Dƣơng, đề tài đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Khảo sát đƣợc tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018, bảng câu hỏi đƣợc gửi trực tiếp đến doanh nghiệp, gửi bƣu điện, qua email đến các doanh nghiệp tại các địa bàn huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dƣơng. Đối tƣợng đƣợc lựa chọn để tham gia khảo sát là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, thời gian hoạt động kinh doanh trải đều từ mới thành lập đến hoạt động hơn 15 năm. Các câu hỏi trong bảng khảo sát tập trung vào các vấn đề: nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động kinh doanh và lựa chọn nguồn vốn khi vay của doanh nghiệp; nhận diện và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNNVV gặp phải. Tác giả đã gửi phiếu khảo sát đến 200 doanh nghiệp trên các địa bàn của tỉnh, thu về 129 phiếu trả lời, chiếm 64,5% tổng số phát ra. Trong đó sử dụng đƣợc 114 phiếu, còn lại do không trả lời đủ hơn một nửa thông tin nên không thể sử dụng. Ngƣời trả lời bảng khảo sát là chủ doanh nghiệp, giám đốc, hoặc nhân viên kế toán của doanh nghiệp, nên nắm bắt đƣợc khá đầy đủ các nội dung đƣợc hỏi về vấn đề tiếp cận vốn. Các doanh

nghiệp đƣợc khảo sát thuộc các loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Hình 2.3. Loại hình doanh nghiệp các DNNVV tỉnh Bình Dƣơng trong khảo sát

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 114 DNNVV tại Vietcombank Bình Dƣơng

Hình 2.4. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 114 DNNVV tại Vietcombank Bình Dƣơng

2.2.2.1. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn vay của các DNNVV tại Bình Dương

Theo kết quả khảo sát, có 83/114 doanh nghiệp đƣợc hỏi đã từng đi vay ngân hàng (chiếm 73%). Trong các DNNVV đã tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay, có 48 doanh

nghiệp đã tiếp cận đƣợc vốn vay của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Nhà nƣớc, 52 doanh nghiệp vay từ các NHTM cổ phần, chỉ có 11 doanh nghiệp có vay vốn từ các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và 3 doanh nghiệp vay vốn từ công ty tài chính. Có thể thấy, nguồn vốn từ các NHTM vẫn đƣợc các doanh nghiệp ƣu tiên tiếp cận. Số lƣợng các doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng nƣớc ngoài phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Một phần là do các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã có sẵn mối quan hệ với các ngân hàng này từ trƣớc, phần khác, do các điều kiện phê duyệt tín dụng của các ngân hàng nƣớc ngoài có phần khó khăn hơn, khiến các DNNVV khó đáp ứng đƣợc yêu cầu này của các ngân hàng nƣớc ngoài.

Bên cạnh các NHTM cũng còn nhiều các tổ chức tín dụng khác có cho vay DNNVV nhƣ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ đầu tƣ phát triển, các chƣơng trình cho vay mục tiêu, Quỹ tín dụng nhân dân, tuy nhiên rất ít doanh nghiệp tham gia khảo sát đã vay vốn từ các tổ chức này. Các tổ chức này thƣờng cho vay với lãi suất ƣu đãi hơn nhiều so với ngân hàng, kèm theo đó là những điều kiện đặc biệt cho từng đối tƣợng, ngành nghề nhƣ các chƣơng trình khuyến khích phát triển điện, đƣờng, trƣờng, trạm, giáo dục, nông nghiệp..., tuy nhiên, các DNNVV lại thiếu thông tin về các chƣơng trình này. Chỉ có 12,6% doanh nghiệp khảo sát biết đến các khoản vay của Quỹ đầu tƣ phát triển và chỉ có 1,7% doanh nghiệp đã từng vay từ Quỹ. Quỹ đầu tƣ phát triển nói riêng và các tổ chức tín dụng khác nói chung, do vậy, cần có giải pháp để cung cấp thông tin đến các DNNVV để nhiều DNNVV có thể vay vốn nhiều hơn.

2.2.2.2. Khó khăn khi vay vốn ngân hàng

Mặc dù có đến 73% doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, tuy nhiên nguồn vốn chính để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tƣ tài sản cố định vẫn đến từ lợi nhuận để lại và vốn huy động thêm bên trong doanh nghiệp. Có đến 75,6% số doanh nghiệp có vay ngân hàng trả lời vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay ngân hàng. Bảng 2.2 cho thấy đánh giá trung bình của các doanh nghiệp về khó khăn khi vay vốn trên thang điểm 5 (1: ít khó khăn nhất  5: khó khăn lớn nhất).

Bảng 2.2 Khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng

Thủ tục vay vốn của NH quá phức tạp 3,062 Doanh nghiệp thiếu năng lực xây dựng dự án và

phƣơng án trả nợ vốn vay

2,754

Hệ thống sổ sách kế toán của DN không đầy đủ 2,831 Không đủ tài sản thế chấp 3,046 Lãi suất cho vay của NH quá cao 2,815 Chi phí vay vốn không chính thức cao 2,354 Điều kiện cho vay của ngân hàng quá chặt chẽ

đối với khu vực DNNVV

2,708

Khó khăn từ cán bộ tín dụng của ngân hàng 2,123

Thang điểm 1 2 3 4 5

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 114 DNNVV tại Vietcombank Bình Dƣơng

Kết quả cho thấy, hai khó khăn lớn nhất của DNNVV khi đi vay vốn ngân hàng là thủ tục vay vốn phức tạp và không đủ tài sản thế chấp. Nhóm khó khăn tiếp theo bao gồm hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp không đầy đủ, doanh nghiệp thiếu năng lực xây dựng dự án và phƣơng án trả nợ, lãi suất cho vay cao và điều kiện cho vay chặt chẽ đối với DNNVV. Nhìn chung, các doanh nghiệp đánh giá cao sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng và không xem đây là khó khăn chính. Các chi phí vay vốn cũng minh bạch hơn và các khoản chi phí không chính thức không còn nhiều, do vậy, đây cũng không phải là khó khăn lớn của doanh nghiệp khi đi vay ngân hàng.

Theo khảo sát, tất cả các doanh nghiệp đi vay đều phải có tài sản thế chấp, trong đó đất đai là tài sản thế chấp đƣợc sử dụng nhiều nhất (chiếm 68,2% số doanh nghiệp), tiếp theo là nhà ở (34,5%) và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp (32,9%) (Hình 2.5). Nhóm các doanh nghiệp vừa có quy mô lao động hơn 200 ngƣời ít sử dụng tài sản cá nhân làm tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng thƣờng có yêu cầu cao đối với tài

sản thế chấp. Có đến gần 82% doanh nghiệp trả lời rằng giá trị của khoản vay chƣa đến 75% giá trị của tài sản thế chấp.

Hình 2.5. Tài sản thế chấp của các doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 114 DNNVV tại Vietcombank Bình Dƣơng

2.2.2.3. Nguyên nhân khiến các DNNVV không đi vay ngân hàng

Đối với các doanh nghiệp không đi vay, nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không muốn vay là do doanh nghiệp không có nhu cầu, doanh nghiệp không muốn nợ hoặc doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp để vay vốn.

Nguyên nhân kế tiếp là do hệ thống sổ sách kế toán của DNNVV không đầy đủ hay thủ tục vay vốn quá phức tạp. Các báo cáo tài chính của các DNNVV thƣờng không đồng nhất, không đƣợc kiểm toán và độ tin cậy không cao. Các DNNVV cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc lập báo cáo kinh doanh, quản trị dòng tiền. Điều này khiến việc thu thập thông tin về các DNNVV rất khó khăn và tốn kém. Với quy mô nhỏ, các DNNVV cũng có thể không có đủ tài sản thế chấp cho các khoản vay. Vì lẽ đó, các ngân hàng có thể không muốn cho các DNNVV vay do giá trị các khoản vay thƣờng nhỏ do quy mô, hiệu quả tín dụng thấp trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao. Vấn đề thông tin bất cân xứng này càng trở nên trầm trọng, các tổ chức tài

chính cũng kém phát triển hơn trong năng lực quản lý các khoản vay DNNVV, và khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV càng kém hơn.

2.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNNVV tại Bình Dương

Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô doanh nghiệp (về lao động, về vốn) và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng có khuynh hƣớng vay vốn ngân hàng để tài trợ cho tài sản cố định.

Các DNNVV chủ yếu vay ngân hàng để tài trợ vốn lƣu động (72/83 doanh nghiệp đi vay). Tuy nhiên, vay ngân hàng không phải là nguồn tài trợ vốn lƣu động chính. Các DNNVV vẫn dựa nhiều hơn vào vốn tự có và tín dụng thƣơng mại để tài trợ hoạt động này.

Loại hình doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn. Các công ty cổ phần có khả năng tiếp cận vốn cao hơn các công ty TNHH, cuối cùng là các doanh nghiệp tƣ nhân. Các công ty nằm trong khu công nghiệp có khả năng tiếp cận vốn cao nhất, sau đó đến các công ty nằm gần khu vực thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng, cuối cùng là các doanh nghiệp ở các khu vực khác. Các công ty xuất khẩu trực tiếp có khả năng tiếp cận vốn cao hơn các công ty không có hoạt động xuất khẩu, hoặc xuất khẩu gián tiếp qua môi giới.

Nhƣ vậy có thể thấy, nhu cầu về vốn ngân hàng của các DNNVV ở tỉnh Bình Dƣơng là rất lớn, tuy nhiên, nhu cầu này vẫn chƣa đƣợc đáp ứng. Các DNNVV vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại ngân hàng TMCP ngoại thƣơng việt nam chi nhánh bình dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)