Tài sản thế chấp của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại ngân hàng TMCP ngoại thƣơng việt nam chi nhánh bình dương (Trang 48 - 103)

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát 114 DNNVV tại Vietcombank Bình Dƣơng

2.2.2.3. Nguyên nhân khiến các DNNVV không đi vay ngân hàng

Đối với các doanh nghiệp không đi vay, nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không muốn vay là do doanh nghiệp không có nhu cầu, doanh nghiệp không muốn nợ hoặc doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp để vay vốn.

Nguyên nhân kế tiếp là do hệ thống sổ sách kế toán của DNNVV không đầy đủ hay thủ tục vay vốn quá phức tạp. Các báo cáo tài chính của các DNNVV thƣờng không đồng nhất, không đƣợc kiểm toán và độ tin cậy không cao. Các DNNVV cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc lập báo cáo kinh doanh, quản trị dòng tiền. Điều này khiến việc thu thập thông tin về các DNNVV rất khó khăn và tốn kém. Với quy mô nhỏ, các DNNVV cũng có thể không có đủ tài sản thế chấp cho các khoản vay. Vì lẽ đó, các ngân hàng có thể không muốn cho các DNNVV vay do giá trị các khoản vay thƣờng nhỏ do quy mô, hiệu quả tín dụng thấp trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao. Vấn đề thông tin bất cân xứng này càng trở nên trầm trọng, các tổ chức tài

chính cũng kém phát triển hơn trong năng lực quản lý các khoản vay DNNVV, và khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV càng kém hơn.

2.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNNVV tại Bình Dương

Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô doanh nghiệp (về lao động, về vốn) và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng có khuynh hƣớng vay vốn ngân hàng để tài trợ cho tài sản cố định.

Các DNNVV chủ yếu vay ngân hàng để tài trợ vốn lƣu động (72/83 doanh nghiệp đi vay). Tuy nhiên, vay ngân hàng không phải là nguồn tài trợ vốn lƣu động chính. Các DNNVV vẫn dựa nhiều hơn vào vốn tự có và tín dụng thƣơng mại để tài trợ hoạt động này.

Loại hình doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn. Các công ty cổ phần có khả năng tiếp cận vốn cao hơn các công ty TNHH, cuối cùng là các doanh nghiệp tƣ nhân. Các công ty nằm trong khu công nghiệp có khả năng tiếp cận vốn cao nhất, sau đó đến các công ty nằm gần khu vực thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng, cuối cùng là các doanh nghiệp ở các khu vực khác. Các công ty xuất khẩu trực tiếp có khả năng tiếp cận vốn cao hơn các công ty không có hoạt động xuất khẩu, hoặc xuất khẩu gián tiếp qua môi giới.

Nhƣ vậy có thể thấy, nhu cầu về vốn ngân hàng của các DNNVV ở tỉnh Bình Dƣơng là rất lớn, tuy nhiên, nhu cầu này vẫn chƣa đƣợc đáp ứng. Các DNNVV vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đi vay vốn ngân hàng. Thị trƣờng tín dụng ngân hàng cho DNNVV vẫn là một thị trƣờng đầy tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai thác đầy đủ.

2.3. Tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại Vietcombank Bình Dƣơng

Trên cơ sở mô hình chuỗi giá trị tín dụng ngân hàng cho DNNVV ở chƣơng 1, đề tài phân tích chuỗi giá trị tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Vietcombank Bình Dƣơng.

Bình Dƣơng nổi tiếng với các làng nghề truyền thống nhƣ điêu khắc gỗ, đồ gốm và tranh sơn mài. Các sản phẩm địa phƣơng có danh tiếng từ xa xƣa và đã đƣợc tham gia nhiều hội chợ quốc tế, xuất khẩu sang cả các thị trƣờng khó tính nhƣ Châu Âu. Tỉnh là một trong những địa phƣơng năng động trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, có 28 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều KCN đã cho thuê gần hết diện tích nhƣ Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, VISP, Mỹ Phƣớc,... tồn tại rất nhiều DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở lập luận chuỗi giá trị tín dụng ngân hàng cho DNNVV ở chƣơng 1, Vietcombank Bình Dƣơng nghiên cứu am hiểu thị trƣờng DNNVV trong tỉnh, vì vậy đã chủ động phát triển các sản phẩm cho vay và dịch vụ bán kèm nhƣ sau. Các sản phẩm này đƣợc phát triển sao cho có thể thuyết phục đƣợc khách hàng DNNVV sử dụng nhiều nhất các sản phẩm của Vietcombank, thu hút toàn bộ hoạt động dịch vụ ngân hàng của họ vào Vietcombank.

2.3.1.1. Sản phẩm cho vay mua ô tô dành cho khách hàng siêu nhỏ

- Cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ để mua ô tô phục vụ mục đích đi lại của chủ sở hữu, ngƣời lao động trong doanh nghiệp hoặc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng mức cấp tín dụng không vƣợt quá 3 tỷ đồng.

- Khách hàng DNNVV có tổng nguồn vốn theo Báo cáo tài chính gần nhất trƣớc thời điểm đề nghị cấp tín dụng theo sản phẩm không vƣợt quá 10 tỷ đồng.

- Khách hàng DNNVV có trụ sở chính hoặc trụ sở đơn vị phụ thuộc tại khu vực đầu tƣ của ngân hàng.

- Tài sản thế chấp cho khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có là ô tô mua mới hoặc bất động sản, giấy tờ có giá, tài sản thế chấp khác theo quy định của Vietcombank.

- Bắt buộc bán kèm sản phẩm là thẻ tín dụng đối với chủ doanh nghiệp và bảo hiểm vật chất, bảo hiểm thủy kích cho toàn bộ giá trị xe tại các công ty bảo hiểm của

Vietcombank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện làm Đại lý môi giới (trƣờng hợp tài sản thế chấp cho khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có là ô tô mua mới).

2.3.1.2. Gói sản phẩm tín dụng hỗ trợ kinh doanh trung hạn dành cho khách hàng DNNVV

- Cấp tín dụng để bổ sung vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và/hoặc đầu tƣ mới/sửa chữa tài sản cố định trong thời gian trung hạn (tối đa 5 năm). Tổng mức cấp tín dụng không vƣợt quá 5 tỷ đồng.

- Kết quả kinh doanh của DNNVV hai năm trƣớc liền kề thời điểm cấp tín dụng theo sản phẩm phải có lãi và kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của ít nhất 01 ngƣời thuộc đội ngũ quản trị điều hành trực tiếp của doanh nghiệp từ 02 năm trở lên.

- Khách hàng cam kết chuyển doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh về tài khoản mở tại Vietcombank Bình Dƣơng tƣơng ứng với mức độ cấp tín dụng.

- Tài sản thế chấp cho khoản vay là bất động sản, giấy tờ có giá, tài sản thế chấp khác theo quy định của Vietcombank.

- Bắt buộc bán kèm sản phẩm là thẻ tín dụng đối với chủ doanh nghiệp và bảo hiểm cơ sở kinh doanh nếu có (nhà xƣởng,…), bảo an tín dụng,…

2.3.1.3. Sản phẩm cho vay tái cấu trúc tài chính DNNVV

- Cấp tín dụng để tài trợ vốn ngắn hạn và hoặc vốn trung – dài hạn để thanh toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh tại các TCTD khác nhằm tạo điều kiện để khách hàng thực hiện tái cấu trúc tài chính và quản lý tài chính tập trung, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Việc cho vay đảm bảo không nhằm mục đích che giấu nợ xấu, kiểm soát tốt nhất mức độ rủi ro của các khoản cho vay mới. Tôn trọng những cam kết của các bên lên quan, nhằm tạo lập và duy trì môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD.

- Tài sản thế chấp cho khoản vay là bất động sản, giấy tờ có giá, tài sản thế chấp khác theo quy định của Vietcombank.

2.3.1.4. Gói sản phẩm cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp đối với DNNVV

- Cấp tín dụng cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo với một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh ƣu tiên theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 ngày 12/06/2017; Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tƣ cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.

- Tài sản thế chấp cho khoản vay tối thiểu 100 % là bất động sản, giấy tờ có giá hoặc tài sản thế chấp khác theo quy định của Vietcombank.

2.3.1.5. Bảo lãnh ngân hàng DNNVV

- Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền thụ hƣởng (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng DNNVV (bên đƣợc bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. DNNVV phải nhận nợ và hoàn trả ngay cho bên bảo lãnh toàn bộ số tiền đã đƣợc ngân hàng trả thay.

- Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của ngân hàng, bao gồm:

+ Thƣ bảo lãnh là cam kết đơn phƣơng bằng văn bản của ngân hàng về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho DNNVV khi DNNVV không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

+ Hợp đồng bảo lãnh là thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa ngân hàng, bên nhận bảo lãnh, DNNVV và các bên liên quan (nếu có) về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho DNNVVkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

+ Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tƣ, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để DNNVV thực hiện các dự án hoặc phƣơng án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống.

+ Nghĩa vụ thanh toán toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nƣớc và khi tham gia đấu thầu.

+ Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuận.

- Ngân hàng và DNNVV thỏa thuận mức phí bảo lãnh phù hợp với của Vietcombank và mức độ rủi ro liên quan đến giao dịch bảo lãnh.

2.3.2. Phục vụ và tìm kiếm, sàng lọc các khách hàng vay DNNVV tại Vietcombank Bình Dương Bình Dương

Vietcombank Bình Dƣơng thiết lập danh sách khách hàng DNNVV vay vốn và chú trọng tới việc tận dụng các cá nhân khách hàng hiện tại của họ nếu có thể đƣợc, và thiết lập một danh sách khách hàng vay vốn mới đa dạng theo qui mô DNNVV và đại diện ngành. Sự đa dạng giúp Vietcombank Bình Dƣơng sắp xếp các chu kỳ đến hạn các khoản vay và quản lý các nguy cơ ảnh hƣởng kinh tế đối với một doanh nghiêp hoặc một phân khúc thị trƣờng nhất định. Hai thử thách chính mà Vietcombank Bình Dƣơng gặp phải trong việc tìm kiếm khách hàng vay DNNVV là (1) tiếp thị các sản phẩm cho vay sao cho tiết kiệm chi phí và (2) quản lý rủi ro tín dụng bằng cách sàng lọc hiệu quả những đối tƣợng vay có thể sinh lời mặc dù thông tin chƣa đầy đủ.

Trƣớc hết, việc tiếp cận thị trƣờng DNNVV có thể khó khăn bởi vì nhiều DNNVV không có kiến thức cơ bản về cách tận dụng các sản phẩm cho vay tại Vietcombank Bình Dƣơng. Vì vậy, họ ít có khả năng sẽ chủ động tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ đi kèm khác của ngân hàng.

Thứ hai, ngoài khó khăn cung cấp thông tin cho thị trƣờng DNNVV, Vietcombank Bình Dƣơng cũng phải tìm cách thu thập thông tin từ các DNNVV, nhƣ là trong trƣờng hợp sàng lọc đối tƣợng vay. Một cách kiểm soát rủi ro tín dụng là tại

điểm quyết định cho vay, nhƣng các DNNVV thƣờng làm qui trình này trở nên phức tạp hơn khi họ không thể cung cấp các thông tin tài chính đáng tin cậy. Điều này cũng có thể gây trở ngại đặc biệt Vietcombank Bình Dƣơng muốn phục vụ một vài đối tƣợng khách hàng có liên quan, vì vốn dĩ Vietcombank Bình Dƣơng thƣờng quen làm việc với các bản báo cáo tài chính đã kiểm toán từ khách hàng vay là công ty lớn. Trong thị trƣờng DNNVV, các báo cáo này thƣờng không đƣợc kiểm toán, không đầy đủ hoặc hoàn toàn thiếu.

Một lợi thế có hiệu quả của Vietcombank Bình Dƣơng là khi có quá nhiều khách hàng vay tiềm năng thì Vietcombank Bình Dƣơng có thể lựa chọn kỹ hơn qua sàng lọc khách hàng vay. Tuy nhiên, việc xác định mức độ tin cậy về tín dụng vẫn còn khó khăn do thị trƣờng DNNVV không cung cấp các thông tin tài chính đáng tin cậy. Một số phƣơng pháp sàng lọc khách hàng phổ biến nhất là (1) tách riêng thẩm định tín dụng với bán sản phẩm và các chức năng khác của ngân hàng, (2) sử dụng công cụ đánh giá và tính điểm tín dụng nội bộ theo hệ thống chấm điểm của Vietcombank, và (3) dựa vào dữ liệu bên ngoài về doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu đó.

Việc tách riêng thẩm định tín dụng với bán sản phẩm giúp giảm bớt hoặc loại bỏ vai trò của chuyên viên bán hàng (RM) trong thủ tục chấp thuận tín dụng. Do đó, ngân hàng không phụ thuộc vào khả năng hoặc động cơ của một cá nhân RM để sàng lọc các tổ chức xin hỗ trợ tài chính. Vietcombank Bình Dƣơng thƣờng làm việc này bằng cách sử dụng một bộ phận thẩm định tín dụng DNNVV tập trung nhƣng thay vào đó có thể phân quyền các nhóm thẩm định tín dụng ở phòng Khách hàng bán lẻ, hoặc họ có thể sử dụng các công cụ tính điểm tín dụng hoàn toàn tự động theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Rất nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đánh giá “phƣơng thức đánh giá tài chính doanh nghiệp” là căn cứ quan trọng nhất để đƣa ra quyết định về thẩm định. Tuy nhiên, đặc biệt là với khu vực kinh tế DNNVV, các phƣơng thức đánh giá thông thƣờng là nhƣ thế này, ví dụ nhƣ báo cáo tài chính và phân tích tỷ lệ, bị hạn chế

bởi độ tin cậy của các thông tin đƣợc cung cấp. Các ngân hàng có thể bổ sung dữ liệu trong báo cáo tài chính với các công cụ tính điểm và đánh giá tín dụng, một phƣơng pháp bổ sung cho cơ cấu thẩm định độc lập. Các công cụ này có thể dao động từ việc đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay dựa trên chuyên môn của chuyên viên phân tích thẩm định tín dụng. Giá trị này thể hiện nguy cơ vỡ nợ liên quan tới nhiều đặc điểm của công ty, khoản vay hoặc chủ sở hữu đang đƣợc xem xét. Mức điểm này thƣờng hay đƣợc sử dụng nhất dƣới dạng dữ liệu để xem xét khả năng chấp thuận tín dụng. Tuy nhiên các ngân hàng tiên tiến cũng sử dụng điểm này cho các ứng dụng khác nhau, trong đó bao gồm cả phƣơng thức định giá dựa trên mức độ rủi ro.

Vietcombank Bình Dƣơng có thể khắc phục tình trạng thiếu thông tin bằng cách sử dụng dữ liệu bên ngoài. Các nguồn cung cấp dữ liệu bên ngoài này là báo cáo của cơ quan thông tin tín dụng về công ty, của phòng Thông tin tín dụng Vietcombank hoặc chủ sở hữu đó (thƣờng là những ngƣời có tài chính gắn liền với tình trạng tài chính của công ty), đồng thời có thể thiết lập các cơ sở dữ liệu riêng về thông tin bên ngoài. Vietcombank Bình Dƣơng có thể áp dụng một phƣơng pháp thực tế hơn có thể trực tiếp hỗ trợ thị trƣờng DNNVV trong việc lập các báo cáo tài chính hoặc thu thập thông tin bằng cách trực tiếp tới cơ sở hoạt động của công ty đó hoặc tƣ vấn với các khách hàng và nhà cung cấp.

Các ngân hàng biết cách sàng lọc để tìm quan hệ khách hàng có thể sinh lời thƣờng quyết tâm khắc phục tình trạng thiếu thông tin để đạt đƣợc thị phần. Vietcombank Bình Dƣơng coi việc tìm những cách thức mới để chấp thuận khoản vay là bí quyết mang lại lợi thế cạnh tranh cho họ. Họ áp dụng hiệu quả các phƣơng thức khắc phục tình trạng thiếu thông tin, ví dụ nhƣ dữ liệu thu thập về hành vi giao dịch của các khách hàng không liên quan tới tín dụng, hoặc các thông tin lƣợng hóa về công ty đó và các chủ sở hữu công ty. Ngoài ra, họ xác định cách kết hợp và đánh giá dữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại ngân hàng TMCP ngoại thƣơng việt nam chi nhánh bình dương (Trang 48 - 103)