FDI có thể thâm nhập một nước chủ nhà theo hai phương thức khác nhau: Thông qua đầu tư mới và thông qua việc sáp nhập với hoặc mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động tại nước chủ nhà. Sáp nhập và mua lại (M&A) là phương thức thâm nhập chủ đạo của TNC tại các nước phát triển và cũng có tầm quan trọng gia tăng tại các quốc gia đang phát triển. TNC lựa chọn giữa 2 phương thức thâm nhập dựa trên mục đích của mình cũng như đặc điểm ngành và điều kiện của nước chủ nhà. Việc lựa chọn phương thức thâm nhập có ý nghĩa đối với cả TNC và các nước chủ nhà. (Phạm Thị Mai Khanh, 2009)
1.2.3.1. Đầu tư mới
Một TNC có thể lựa chọn tiến hành đầu tư mới – tức là tạo ra một cơ sở sản xuất mới – tại một nước chủ nhà. Mặc dù các nhận tố làm cơ sở cho sự lựa chọn là riêng biệt đối với mỗi công ty, phương thức đầu tư mới dường như dễ được lựa chọn hơn khi tốc độ thâm nhập và khả năng tiếp cận đối với các tài sản độc quyền không phải là ưu tiên của công ty tiến hành đầu tư và khi khả năng thâm nhập thông qua M&A, phương thức thay thế, bị giới hạn vì không có các công ty mục tiêu thực hiện hoặc khi có rào cản pháp lý đối với M&A. Đầu tư mới là phương thức thâm nhập chủ đạo tại các nước đang phát triển. Tại nhiều nước trong số này, sự phát triển của công ty còn hạn chế, ít khi việc giành được các tài sản độc quyền là động cơ của FDI và M&A của các công ty nước ngoài thường bị hạn chế. Các nước đang
M&A liên quan đến sự chuyển giao tài sản từ nội địa sang nhà đầu tư nước ngoài, sẽ không làm tăng năng lực sản xuất của nước chủ nhà, ít nhất là ban đầu.
1.2.3.2. Sáp nhập và mua lại
Phương thức thâm nhập thứ hai của FDI là công ty tiến hành đầu tư sáp nhập với hoặc mua lại một công ty địa phương đang hoạt động tại nước chủ nhà.
- Trong một vụ sáp nhập qua biên giới, tài sản và hoạt động của cả hai công ty thuộc về hai nước khác nhau được kết hợp để tạo ra một pháp nhận mới.
- Trong một vụ mua lại qua biên giới, quyền kiểm soát tài sản và hoạt động được chuyển giao từ một công ty địa phương sang một công ty nước ngoài, công ty địa phương trở thành công ty con của công ty nước ngoài.
Mua lại qua biên giới là hình thức chủ đạo trong phương thức M&A. Thêm vào đó, mặc dù sáp nhập thường được coi là diễn ra giữa hai đối tác tương đối ngang bằng, nhưng trên thực tế, phần lớn là mua lại với một công ty kiểm soát công ty kia. Số lượng của các vụ sáp nhập thực sự ít tới mức đã có gợi ý rằng, vì các mục đích thực tế, M&A về cơ bản có nghĩa là mua lại.