Một hệ thống quan điểm nhất quán trong việc tổ chức và hoạch định chính sách thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới đang là vấn đề cấp bách. Cho đến nay, mặc dù Đảng và nhà nước ta dã có quan điểm rõ ràng về vai trò của FDI, coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm rõ ràng chưa được thể hiện thật sự nhất quán trong tổ chức và chính sách thu hút vốn FDI. Chính vì thế việc quán triệt trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương chưa thật đầy đủ, dẫn đến tình trạng thiếu sự nhất quán trong việc triển khai thực hiện thu hút nguồn vốn này. Do đó, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cần thiết phải khai thác đến mức tối đa nguồn vốn này để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam khi nguồn vốn trong nước còn có hạn. Nhà nước ta cần hướng vốn FDI vào những ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất hàng hoá và dịch vụ có lợi thế như nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch, thuỷ điện, đồng thời tập trung vốn FDI vào những ngành có công nghệ tiên tiến, có tỉ lệ xuất khẩu cao; còn những ngành ít vốn, công nghệ thấp thì huy động chủ yếu vốn đầu tư trong nước, nếu có liên doanh thì bên Việt Nam là đối tác chính. Bên cạnh đó, cầm khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, chúng ta cần khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào các khu vực địa bàn còn đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi như miền Trung, miền núi phía Bắc, vùng sâu, vùng xa… Khi cần thiết, Chính Phủ phải huy động thêm cả vốn trong nước, chấp nhận thu hồi vốn chậm, lãi suất thấp để xây dựng một số điểm kinh tế cho các khu vực như khu công nghiệp Dung Quất( Quảng Ngãi), nhà máy thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), nhà máy thuỷ điện Tà Bú( Sơn La),… Việt Nam cần tập trung tăng cường hợp tác trực tiếp với các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới để tranh thủ được công nghệ “gốc”; tiếp cận với cách quản lý hiện đại, tạo điều kiện
chú ý thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài vì đó là doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh với những biến động của thị trường, phù hợp với đối tác Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tạo nhiều điều kiện việc làm. Tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ với các bộ tổng hợp, các bộ quản lý các ngành, UBND tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước. Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp, công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính nhằm tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ và cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. (Ủy ban thường vụ Quốc Hội, 2014)
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng. UNCTAD đã đưa ra thuật ngữ “low carbon FDI” hay “green FDI” gồm: Hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng cacbon thấp và quy trình, công nghệ sản xuất phát thải ít khí CO2, đó chính là cơ sở để phát triển bền vững. Theo đó, tiêu chuẩn về môi trường chở thành một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh, tiêu chuẩn trong việc lựa chọn và đánh giá các dự án FDI . Vì vậy, chính sách FDI của nước ta cũng thay đổi theo hướng phát triển bền vững: (Nguyễn Mại, 2015)
- Những địa phương đã thu hút nhiều dự án FDI, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đạt được trình độ phát triển tương đối cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... thì ưu tiên thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao như điện tử, thông tin, công nghệ sinh học, dịch vụ hiện đại để giảm thiểu tình trạng quá tải trong quá trình đô thị hóa tăng nhanh lao động nhập cư, gây áp lực cho hạ tầng cơ sở và các vấn đề xã hội. Những địa phương này ưu tiên các ngành thâm dụng lao động cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và
- Các địa phương đã thu hút được một số dự án FDI quan trọng, có trình độ phát triển trung bình thì cần chọn lọc các dự án thâm dụng lao động, chú ý đến giá trị gia tăng đối với sản phẩm và công nghệ, đồng thời chuyển hướng thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại.
- Các địa phương chưa thu hút được nhiều dự án FDI thì cần coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút FDI vào những ngành thâm dụng lao động hoặc tiếp nhận chuyển dịch các dự án FDI từ các địa phương, vùng lãnh thổ đã đạt được trình độ phát triển cao.