Khái niệm và đặc điểm của thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 43 - 46)

FDI hướng tới phát triển bền vững là hoạt động đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào lãnh thổ của nước khác , đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, định hướng phát triển của nước đó, có tác động tích cực đến sư phát triển nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước trong cả hiện tại và tương lại.

FDI hướng tới phát triển bền vững là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo sự tăng trưởng bền vững về cả 3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường, phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Lợi ích kinh tế: Nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư tại nước ngoài phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Đối với nước đầu tư thì họ phải nhận được lợi ích khi đầu tư vốn ra nước ngoài như nguồn nhân công giá dồi dào, nguyên vật liệu sản xuất rẻ hơn, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo ra lợi ích kinh tế cao. Đối với nước nhận đầu tư thì phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, cân bằng cán cân thanh toán, phát triển cân bằng giữa các nhóm ngành,

phát triển kinh tế cả khu vực thành thị và nông thôn, đồng thời thu hút được tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển đất nước.

- Lợi ích xã hội: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải góp phần cải thiện đợi sống xã hội của dân cư ở nước nhận đầu tư, thể hiện ở nhiều tiêu chí như thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao nhận thức của người dân, phát triển giáo dục, chất lượng y tế; giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động; đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia. Người dân cũng có thể nâng cao đời sống văn hóa thông qua việc hợp tác đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài; được sử dụng những hàng hóa và dịch vụ tốt. Khi đời sống, nhận thức và tinh thần của người dân tăng cao, trình độ tay nghề, năng lực làm việc của người lao động tăng cao thì kinh tế cũng sẽ ngày càng phát triển

- Lợi ích môi trường: Bất kể đầu tư vào lĩnh vực nào trong nền kinh tế thì vấn đề môi trường cũng luôn cần được quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn cấp phép dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì thế nhiều quốc gia ngày nay đã đưa môi trường là chỉ tiêu hàng đầu trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đảm bảo công tác môi trường tại nước nhận đầu tư như phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn; xử lý, khắc phục các sự cố ô nhiễm môi trường, phòng chống chặt phá rừng, trồng rừng, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo có thể tái tạo được, sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý. Bảo vệ trách nhiệm là môi trường là không phải là trách nhiệm riêng của các nhà đầu tư mà là trách nhiệm của mỗi người dân. Các nhà đầu tư cần tự giác trong việc bảo vệ môi trường để hướng tới xã hội phát triển bền vững.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững mang đầy đủ

những đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài thông thường. Ngoài ra, nó còn có những đặc điểm riêng sau đây:

Một là, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhnâ nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào một nước với mục tiêu lợi nhuận. Do đó FDI hướng tới phát triển bền vững phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển của địa phương. Mục tiêu này lại hoàn toàn do các nhà hoạch định chính sách đưa ra, dựa trên những

các nguồn lực tại địa phương. Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV mang tính chủ quan của nước tiếp nhận đầu tư nói chung va địa phương tiếp nhận đầu tư nói riêng.

Hai là, FDI hướng tới phát triển bền vững hàm chứa mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và khoa học công nghệ ở địa phương. Theo đó, FDI khi đưa vào triển khai hoạt động phải được tính toán dựa trên tính toán sức chứa hợp lý của địa phương về các điều kiện như: cấp nước, đất đai, môi trường, hệ sinh thái…Nếu không sẽ dẫn đến sự quá tải trong sự phát triển, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các nguồn lực cho hoạt động FDI.

Ba là, FDI hướng tới phát triển bền vững hướng tới việc coi trọng chất lượng hơn là số lượng dự án FDI, có nghĩa là những dự án phát huy được nhiuề mặt tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển vượt trội, dẫn dắt tăng trưởng và phát triển kinh tế trong cả nước. Đó là những dự án FDI gắn liền với những đối tác đầu tư đến từ các nước phát triển; những dự an đầu tư có công nghệ cao, công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường; những dự án đầu tư vào lĩnh vực thâm dụng nhiều vốn, sử dụng ít lao động va tài nguyên thiên nhiên.

Bốn là, FDI hướng tới phát triển bền vững có tác động qua lại, hỗ trợ nhau giữa nhà đầu tư nước ngoài và địa phương nhận đầu tư. Điều nay được thể hiện qua mối quan hệ giữa sự phát triển bền vững nội tại của cac doanh nghiệp FDI với sự phát triển bền vững của đại phương nhận đầu tư. Về cơ bản, sự phat triển bền vững nội tại của các doanh nghiệp FDI có tác động thuận chiều đến mục tiêu PTBV đất nước, địa phương, nhưng cũng có thể mâu thuẫn va tác động xấu đến PTBV. Sự phát triển của địa có bền vững, môi trường đầu tư của có thuận lợi và có khả năng tạ o ra lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài thìi mới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động lâu dài tại đại phương. Ngược lại, bản thân cac doanh nghiệp FDI có đạt được tốcc độ tăng trưởng cao, ổn định; chấp hành tốt các qui định về bảo vệ môi trường của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và địa phương nói riêng thì mới có

những đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững chung của cả nước và của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)