Nhóm giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 108 - 120)

Để có thể phát triển bền vững, Việt nam cần có những định hướng thu hút FDI mới, xem xét kỹ và loại bỏ những dự án FDI có vốn đầu tư thấp nhưng chiếm dụng diện tích đất lớn, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng nguồn lao động, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có thể nguy hại đến môi trường nước ta. Việt Nam cần tiêp trung thu hút đầu tư từ các đối tác có tiềm năng tàichính, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,Hoa Kỳ, Châu Âu... Sau đây là đề xuất một số giải pháp cụ thể:

3.3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thu hút FDI

Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư cần được công khai, minh bạch để nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận và yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Các chính sách này cần có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, đồng thời phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

- Thực hiện nghiên cứu sự biến động của nền kinh tế thế giới, nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước phát triển để từ đó có những điều chỉnh hoặt loại bỏ những điều luật và chính sách không phù hợp với sự vận động của nền kinh tế, không phù hợp với điều kiện phát triển của nước ta, tạo điều kiện thu hút đầu tư.

- Đẩy mạnh việc kiểm tra, rà soát các điều luật và các văn bản pháp luật đã được ban hành như luật đầu tư, luật doanh nghiệp 2005 và các nghị định hướng dẫn mà các địa phương đang thực hiện trong công tác thu hút FDI. Tiến hành đẩy nhanh việc cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp các nhà đầu tư thuận tiện hơn trong việc đăng ký, lấy giấy phép đầu tư. Để việc cấp giấy phép đầu tư được thuận tiện, các cơ quan nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể, công khai các giấy tờ cần thiết để nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị trước khi xin cấp phép đầu tư, tránh nhũng nhiễu tốn thời gian. Để thực hiện điều đó, nhà nước cần tăng cường giáo dục, siết chặt kỉ luật đối với các công chức, viên chức nhà nước; tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, phẩm chất chất, nghiêm túc thực thi công việc và đầu tư vào việc nghiên cứu chính sách pháp luật và đi sát vào thực tế đầu tư ở nước ta.

- Thủ tục cấp đất dự án tại địa phương: Các sở địa chính tại tỉnh và thành phố cần tiến hành đo đạc và kiểm soát sớm nguồn đất có sẵn tại địa phương để tiến hàng cấp phép ngay cho các nhà đầu tư. Các thủ tục về quản lý xây dựng cơ bản cũng cần được tổ chức chặt chẽ, nhanh gọn và hiệu quả.

- Cải cách các văn bản pháp luật, nghị định hướng dẫn liên quan, giảm bớt các khâu trung gian liên quan đến nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hiện theo hướng cơ chế một cửa trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư. Cần ban hành các văn bản

lý, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư, tránh chồng chéo lên nhau gây ra thất thoát nguồn lực của nhà nước, phiền hà cho nhà đầu tư.

- Cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong việc thực thi chính sách đầu tư một cách hiệu quả. Thêm vào đó là phân quyền phân cấp cho chính quyền địa phương, qua đó chính quyền địa phương có sự kiểm soát, thực hiện sát sao hơn đối với công tác quản lý FDI. Đặc biệt cần phải thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi của doanh nghiệp FDI trong suốt quá trình từ khi cấp phép đầu tư, thực hiện đầu tư và trong suốt quá trình thực hiện đầu tư của doanh nghiệp.

- Cần thiết áp dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin đóng góp ý kiến của các nhà đầu tư về hệ thống chính sách cũng như chất lượng công tác hành chính tại các cơ quan nhà nước nhằm đưa hoạt động phục vụ đầu tư nước ngoài đi vào nề nếp, chuẩn mực quốc tế.

3.3.2.2. Xây dựng chiến lược FDI và quy hoạch thu hút FDI cho cả nước theo hướng phát triển bền vững

Quy hoạch FDI phải được đặt trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực trong nước và ngoài nước để đảm bảo có thể phát huy được sức mạnh tổng thể của các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, từ đó thu hút được lượng vốn FDI lớn.

- Tránh việc chú trọng thu hút FDI theo số lượng mà cần chú trọng đến chất lượng của các dự án FDI. Đó là việc lựa chọn những dự án đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, tăng sản lượng xuất khẩu và không gây tác hại đến môi trường sinh thái.

- Có chính sách khuyến khích phù hợp để thu hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn quốc tế lớn có tiềm năng về vốn, công nghệ hiện tại thân thiện với môi trường.

- Cũng rất quan trong cần phải có chính sách khuyến khích thích hợp để thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, các dịch vụ y tế, giáo dục và đầu

tư vào các vùng sâu, vùng xa và các vùng kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế nhằm phát triển tổng thể nền kinh tế - xã hội – môi trường.

3.3.2.3. Cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư

- Nước ta cần tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư gắn với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Các cơ quan tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư cần tăng cường quan hệ đối với các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia có khả năng đầu tư vào thị trường nước ta; các công ty, tập đoàn đến từ những nước có nền kinh tế phát triển, công nghệ tiên tiến nhằm thu hút những dự án đầu tư có chất lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, cần xem xét đánh giá những dự án mà sử dụng công nghệ lạc hậu, thâm dụng nhiều lao động, có tác động xấu đến môi trường.

- Luôn luôn duy trì liên lạc với các nhà đầu tư lớn, cung cấp thông tin tài liệu thông qua sự kết nối của các Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để thực hiện các chuyên đề.

- Thường xuyên tiếp nhận các câu hỏi của nhà đầu tư để giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư để có những hướng giải quyết, đáp ứng kịp thời, đảm bảo cho môi trường đầu tư được thông thoáng nhất.

3.3.2.4. Thực hiện tăng cường công tác kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thu hút FDI là việc làm cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, tuy nhiên cũng cần có những biện pháp để quản lý hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhằm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các cam kết của nhà đầu tư được đề cập trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Để thực hiện được công tác kiểm tra, kiểm soát này, nhà nước ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:

- Thành lập các cơ quan quản lý liên ngành chuyên trách chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các chủ trương, chính sách nhà nước, pháp luật của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cần đặc biệt chú trọng sự

đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, chính sách tiền lương của người lao động. Các cơ quan này cần đưa ra nhữn bằng chứng cụ thể, thuyết phục và có những biện pháp xử lý sai phạm thật thích khi các doanh nghiệp này vi phạm pháp luật để có thể đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và đúng quy định pháp luật của Việt Nam.

- Quản lý các chính sách quy định hiện hành, cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp FDI và phát hiện những sai phạm, không phù hợp, đề xuất các các chính sách, quy định còn thiếu để tạo ra 1 hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong tỉnh và với cơ chế quản lý nhà nước chung của cả nước.

- Các bộ, ngành trung ương cần phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp FDI, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo đúng những quy định đã cam kết trong giấy phép kinh doanh và pháp luật, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động.

- Cần xây dựng chiến lược, chính sách thu hút nguồn vốn FDI với công nghệ hiện đại vào Việt Nam. Nhà nước có thể cho quy hoạch thành lập các khu vực công nghệ cao tại 1 vài vùng trong cả nước với hệ thống ưu đãi rõ ràng để khuyến khích các nhà đầu tư vào. Đối với các dự án FDI này, các cơ quan nhà nước cần kiểm tra, thẩm định máy móc nhập khẩu vào Việt Nam theo 1 quy trình nghiêm ngặt để đảm báo máy móc đó không phải là lạc hậu có thể giây ra nguy hại cho môi trường.

- Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang làm việc tại nước ta, các đơn vị kiểm tra liên ngành cần được thành lập và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thông qua việc kiểm tra tuân thủ các nguyên tắc xả thải tại doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường như trồng dừng…

3.3.2.5. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ

- Ngành công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho khâu lắp ráp; nói cách khác, ngành công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính.

- Ngành công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp. Do đó, để thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững, nhà nước ta cần có những chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để cung cấp nguyên liệu đầu vào bởi vì hầu hết các công ty lớn trên thế giới khi tiến hành đầu tư chỉ giữ lại quy trình sản xuất kinh doanh, công nghệ, còn nguyên liệu đầu vào sẽ được nhập khẩu cho quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Việc này sẽ tạo ra liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nhà nước có thể thực hiện những giải pháp sau:

- Khuyến khích nguồn vốn FDI đàu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ bằng các chính sách về thuế, trợ cấp, chính sách về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền, chính sách sở hữu trí tuệ.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như hỗ trợ về huy động vốn, hay đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các khu công nghiệp dành riêng cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, qua đó giúp chia sẻ nguồn lực phát triển hỗ trợ về sản xuất , giảm thiểu được các chi phí sản xuất kinh doanh.

Với những giải pháp đồng bộ nêu trên cộng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự quyết tâm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, với phương châm thu hút đầu tư có chọn lọc, lĩnh vực FDI tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói riêng.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh” với những phân tích, đánh giá, luận văn đi đến một số kết luận chủ yếu như sau:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, phát triển xa hội và bảo vệ môi trường. Từ đó nâng cao tiềm lực, sức mạnh kinh tế của quốc gia, nâng cao mức sống của dân cư và chất lượng môi trường sống của nhân dân. Theo đó đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh được hiểu là hoạt động đầu tư của các cá nhân, tổ chức nước ngoài vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải đáp ứng các yêu cầu của tỉnh về quy hoạc, định hướng phát triển của tỉnh, có tác động tích cực đến sự phát triển của tỉnh nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

- Quảng Ninh là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc của cả nước, hội tủ đầy đủ những tiềm năng và lợi thế để thu hút FDI. Trong những năm qua, Quảng Ninh luôn là địa phương đi đầu về thu hút FDI của cả nước. Khu vực FDI trong tỉnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương, mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Mặc dù vậy, bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt động của khu vực FDI cũng đang đặt ra nhiều trở ngại cho việc phát triển bền vững của tỉnh. Những tác động tiêu cực của FDI đang được thể hiện ở trên cả 3 mặt: kinh tế - xã hội – môi trường. Đó là số lượng việc làm tạo ra còn chưa tương xứng, số lượng dự án FDI chấm dứt, thu hồi lớn; các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu nhiều, thâm dụng lao động, sự dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên; các dự án tập trung nhiều vào khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển gây ra sự phát triển thiếu cân đối hay tỷ lệ góp gốn của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, dẫ đến sự cạnh tranh cao.

sạch và hạn chế về cơ sở hạ tầng tại địa phương; bốn là hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Để khắc phục những hạn chế, yếu kém và giảm thiểu những tác động tiêu cực của FDI nhằm phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh, tác giải có đề xuất nột số giải pháp cụ thể như sau:

Một là nhóm giải pháp từ phía nhà nước: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao; hoàn thiện môi trường kinh doanh, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; thực hiện công tác kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

Hai là nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương: Tiến hành quy hoạc đồng bộ, cải thiện cơ sở hạ tầng; cải cách hành chính, công tác quản lý của chính quyền địa phương; đào tạo tay nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương; đổi mới phương pháp xúc tiến thương mại.

- Hai nhóm giải pháp trên đòi hỏi có sự kết hợp linh hoạt, nhịp nhàng trong công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là chính quyền địa phương cấp tỉnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

1. Campos, N. F. and Kinoshita, Y. (2002),Foreign Direct Investment as Technology Transferred: Some Panel Evidence from Transition Economies

2. IMF. (2003). Direct investment capital. TrongForeign direct investment statistic(trang 35).

3. Kates W. Robert , Thomas M. Parris & Anthony A. Leiserowitz. (2005). What is Sustainable Development? Goals, Indicators, Values, and Practice. trang 9-21. 4. OECD. (1996).Benchmark difinition of foriegn direct investment.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 108 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)