Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50 - 56)

phát triển bền vững

1.3.3.1. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững về kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV về kinh tế được hiểu là những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng CNH. HĐH; đảm bảo cho địa phương nhận đầu tư có sự đóng góp vượt trội vào nền kinh tế chung của cả nước và thực sự trở thành động lực phát triển cho cả nước. Theo đó đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV về kinh tế phải đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương nhận đầu tư

Đóng góp quan trọng nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, đất nước; đảm bảo cho địa phương đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và cao hơn so với các địa phương trong cả nước; đi đầu trong trong một số lĩnh vực là thế mạnh của địa phương, nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh, đảm bảo tính hiệu quả và nâng cao sức mạnh cạnh tranh của địa phương.

Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở cả quy mô và tốc độ tăng trưởng của địa phương. Sự tăng trưởng đó được đảm bảo với tốc độ cao hợp lý, liên tục, dài hạn và ổn định trên phạm vi toàn địa phương. Tiêu chí đánh giá nội dung này bao gồm:

+ Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI so với tốc độ tăng trưởng của địa phương

+ Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tiến bộ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, phản ánh sự thay đổi về chất đối với nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của địa phương nhận đầu tư nói riêng. Điều này có liên quan trực tiếp và mật thiết đến cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành và lĩnh vực. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì và làm thế nào để nguồn vốn này phát huy tác động tích cực là gắn nguồn vốn FDI với mục tiêu chuyển dịch cơ cáu kinh tế theo hướng tiến bộ của địa phương, phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, không gây ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Nhà đầu tư nước ngoài với những lợi thế về tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ và khả năng kết nối với thị trường quốc tế đã trở thành những nhà xuất khẩu lớn và có những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất xuất của vùng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vuẹc FDI ngày càng tăng cao làm cho tỷ lệ đóng góp của khu vực này vài kim ngạch xuất khẩu của địa phương ngày càng lớn. Điều này góp phần nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của địa phương đối với địa phương khác và với cả nước. Nội dung này có thể được phản ảnh thông qua một số tiêu chí sau:

+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI

+ Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của địa phương.

1.3.3.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững về xã hội

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ.

Khu vực có vốn FDI tạo ra nhiều việc làm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. Việc làm đó phải đảm bảo gia tăng về số lượng, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định trong dài hạn. Việc làm tạo ra giá trị gia tăng cao, ổn định là một trong những tiêu chí quan trọng khẳng định dự án FDI có hiệu quả, có khả năng PTBV về cả kinh tế và xã hội của địa phương. Đánh giá nội dung này có thể sử dụng các tiêu trí sau:

+ Số lao động được tạo ra hàng năm trong khu vực FDI

+ Tốc độ tăng số lao động đang làm việc hàng năm trong khu vực FDI

+ Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực FDI so với tổng số lao động đàn làm việc tại địa phương

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng nâng cấp chất lượng nguồn lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI

Người lao động chính là người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp FDI và giúp nhà đầu tư nước ngoài đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Do đó, chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp FDI cần phải được quan tâm một cách thỏa đáng, không phải vì mục tiêu nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn vì mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động cho nước nhận đầu tư. Chất lượng nguồn lao động được thể hiện thông qua việc đảm bảo phúc lợi xã hội cho người lao động của chủ đầu tư nước ngoài, đảm bảo điều kiện làm việc, điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của người lao động. Có thể đánh giá nội dung này qua các tiêu chí sau đây:

+ Tỷ lệ lao động, nhất là lao động nhập cư làm việc trong các doanh nghiệp FDI có nhà ở, điều kiện nơi ở; trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người lao động.

+ Số lượng các hoạt động văn hóa, tinh thần tổ chức hàng năm của doanh nghiệp FDI

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào ngân sách địa phương, quốc gia. Thông qua kênh này, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động gián tiếp đến công tác xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư ở địa phương nhận đầu tư. Cụ thể là đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do đó tác động đến quy mô đầu tư và việc làm (tăng cung) và tác động kéo nhờ tăng thu nhập. Mở rộng đầu tư sản xuất, tăng việc làm và thu nhập sẽ tác động ngược trở lại tới giảm nghèo tích cực và bền vững. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm tăng thu ngân sách của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương có điều kiện vật chất để tăng chi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề xã hội tại các vùng khó khắn, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các địa phương trong cả nước.

1.3.3.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững về môi trường

Việc xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn tốn kém rất nhiều về kinh tế, thời gian. Nhân tố đó sẽ làm gia tăng chi phí cho hoạt đốngản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả kinh tế của nhà ĐTNN. Bởi vậy, nhà ĐTNN thường không hoặc ít chú ý đến việc xử lý ô nhiễm môi trường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nước tiếp nhận đầu tư, ảnh hưởng đến mục tiêu PTBV. Theo đó đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV về môi trường được thể hiện qua những nội dung sau:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải gắn vào việc khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương. Các tiêu chí đánh giá nội dung này có thể được thể hiện qua:

+ Tỷ lệ giá trị xuất khẩu tài nguyên thô so với tổng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI.

+ Mức tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên/1 đơn vị hàng hóa và dịch vụ.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và của địa phương nói riêng.

Để đánh giá việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI, có thể căn cứ vào các tiêu chí như:

+ Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp FDI lập cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

+ Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp FDI có hệ thống xử lý chất thải/tổng số các doanh nghiệp FDI.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải gắn với việc sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường

Trình độ công nghệ trong các dự án FDI không những có liên quan trực tiếp đến hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên mà còn có tác động tích cực trong việc giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động đầu tư gây ra. Để đánh giá nội dung này có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

+ Quy mô vốn đầu tư/lao động

+ Mức độ trang bị tài sản cố định/lao động + Tỷ lệ các dự án FDI từ các quốc gia phát triển.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải gắn với việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ, nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng môi trường.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có hiệu ứng tích cực đối với doanh nghiệp tư nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần tác động đến công tác quản lý môi trường của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và địa phương nhận đầu tư nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)