Tác động tích cực của FDI đến phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 70 - 91)

2.3.1.1. Về kinh tế

Bảng 2.1: Vốn FDI tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017 Vốn đầu tư thực hiện tăng thêm Triệu USD 824 725 436 159,1 268 Doanh thu TriệuUSD 912 1.080 1.638 1.918 1.960 Tổng kim

ngạch XNK

khu vực FDI Triệu USD 1.211,3 1.198 1.596,4 1.998,33 2.086 Nhập khẩu 810 568 840 1.058,43 1056 Xuất khẩu 401 635 756,4 939,9 1030 Nộp ngân sách Triệu USD 134,3 114,4 84,4 116,3 108,2 Tổng số lao động Người 14.461 15.210 25.218 26.402 29.300

Qua bảng trên ta thấy số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh tăng thêm hàng năm có xu hướng giảm dần nhưng doanh thu từ các hoạt động đầu tư này liên tục tăng lên qua các năm. Doanh thu của tỉnh năm 2013 là 912 triệu USD, năm 1.080 triệu USD và đến năm 2017 con số này đã tăng gấp đôi lên đến 1.960 triệu USD. Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu của tỉnh cũng tăng lên gần gấp đôi, từ mức 1211,3 triệu USD năm 2013 lên 2.086 triệu USD năm 2017. Tuy nhiên đã có sự thay đổi cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nhập khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh. Tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh năm 2013 là gấp đôi kim ngạch xuất khẩu với mức 401,3 triệu USD. Sau 4 năm phát triển thì đến năm 2017 thì tỷ trọng này đã ở thế cân bằng với xuất khẩu đạt 1.030 triệu USD, chỉ kém nhập khẩu 26 triệu USD. Đây có thể coi là 1 bước chuyển biến tích cực đối với nền kinh tế Quảng Ninh.

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện 1 số dự án có vốn đầu tư nước ngoài năm 2017

Tên công ty Vốn thực hiện cộng dồn đến kỳ báo cáo (triệu USD) Doanh thu (triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD) Lao động (người) Nộp ngân sách (triệu USD) Công ty TNHH Điện lực AES- TKV Mông Dương 1.846 407,68 4,16 261 30,6 Công ty TNHH LD Hạ Long Plaza 5,5 2,38 142 0,17 Nhà máy xi măng Thăng Long 260,87 107,35 600 7,95

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Bảng số liệu 2.2 phía trên là kết quả đạt được ở một số doanh nghiệp có vốn FDI lớn tại tỉnh Quảng Ninh năm 2017, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã

hội của tỉnh. Lớn nhất phải kể đến Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương với sự góp vốn của nhà đầu tư Hà Lan, tổng vốn đầu tư là 2,14 tỷ USD (chiếm 41% tổng vốn đầu tư của Quảng Ninh).

Cùng với dòng vốn FDI vào Quảng Ninh, cùng với cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng với mục đích khai thác triệt để nguồn lực vốn có của Tỉnh, từ đó cũng là nguyên nhân chính làm tăng sản lượng và sản lượng bình quân đầu người

Nguồn: Tổng cục thống kê và Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh

Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và sản lượng bình quân đầu người (GRDP/người) của tỉnh Quảng Ninh năm 2010 đến 2017

Dựa vào đồ thị ta thấy, cùng với lượng tăng của nguồn vốn FDI, sản lượng bình quân đầu người của tỉnh cũng tăng. Điều này khá phù hợp với một tỉnh đang trên đà phát triển.

Để phân tích hệ số tương quan giữa hai biến FDI và GRDP, tác giả đã tính toán mức độ tương quan dựa trên mạ trận hệ số tương quan, kết quả thu được bảng ma trận hệ số tương quan như sau:

Bảng 2.3: Ma trận hệ số tương quan giữa FDI và GRDP/người

FDI (triệu USD) GRDP/người (USD)

FDI (triệu USD) 1 _

GRDP/người (USD) 0,974303651 1

Dựa vào bảng ma trận hệ số tương quan ta thấy, hệ số ma trận tương quan 0,97430 khá lớn, có giá trị dương nên thấy rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến FDI và GRDP. Nghĩa là, khi vốn đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh càng lớn, thì GRDP cũng tăng theo. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ GRDP/người theo FDI như sau:

Nguồn: Tổng cục thống kê và Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh

Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ GRDP/người theo FDI

2.3.1.2. Về xã hội

Dân số nước ta nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng là dân số trẻ, số lượng trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn. Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào tinh Quảng Ninh, lượng lao động cần thiết cho khu vực này cũng vì thế mà tăng lên. Quan bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động trong khu vực FDI năm 2010 là 1,86%. Sau 4

năm, con số này đã tăng lên mức 3,98% vào năm 2017 đã cho thấy được sự đóng góp lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, con số này còn khá bé nhỏ so với lượng lao động tại tỉnh, chưa tương xứng với số vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 2.4: FDI và tỷ lệ lao động trong khu vực FDI tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017

Năm FDI (triệu USD) Tỷ lệ lao động trong khu vực FDI (%)

2010 1.856 1,86 2011 2.865 1,87 2012 3.631 1,90 2013 4.450 2,05 2014 5.180 2,12 2015 5.616 3,49 2016 5.775 3,64 2017 6.043 3,98

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh

Sau đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tỷ lệ nghèo đói và vốn FDI tại tỉnh Quảng Ninh.

Lượng vốn FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh cũng góp phần làm thay đổi tỷ lệ nghèo đói tại tỉnh. Dựa vào biểu đồ trên ta thấy, cùng với sự tăng lên của vốn FDI, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống. Chính vì thế FDI có mối quan hệ tích cực lên xã hội, khi nghèo đói giảm xuống.

Để biết FDI tác động lên tỷ lệ hộ nghèo như thế nào ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2010-2017, tác giả sử dụng hệ số ma trận tương quan, kết quả thu được bảng sau:

Bảng 2.5: Mạ trận hệ số tương quan giữa FDI và tỷ lệ hộ nghèo

FDI (tỷ USD) Tỷ lệ hộ nghèo (%)

FDI (tỷ USD) 1 _

Tỷ lệ hộ nghèo (%) -0,988595914 1

Dựa vảo bảng thu được, ta thấy hệ số ma trận tương quan là -0,98859594 <0, con số này thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa vốn đầu tư nước ngoài tác động lên ty lệ hộ nghèo ở tỉnh trong giai đoạn này. Điều này cũng thể hiện đúng mối quan hệ logic giữa hai biến này, khi nguồn vốn được đầu tư vào tỉnh, các công trình, cơ sở hạ tầng nhằm thu hút lượng lớn lao động, giải quyết vấn đề lớn về việc làm và hính vì thế tỷ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển xã hội tại tỉnh Quảng Ninh, tiêu biểu có thể kể đến Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương và Công ty dầu thực vật Cái Lân.

* Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương (Nhiệt điện Mông Dương, 2017)

Công ty có nhiều chương trình khuyến khích đóng góp cho xã hội tại địa phương tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân địa phương.

TKV Mông Dương phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển tổ chức lễ trao Học bổng Năng lượng Tương lai AES-VCM cho 20 sinh viên suất xắc đến từ Quảng Ninh đang theo học ngành điện tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại Học Điện lực. Học bổng Năng lượng Tương lai AES-VCM nhằm góp sức đào tạo, chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật cao cho Quảng Ninh nói riêng và ngành năng lượng Việt Nam nói chung. Ngoài phần học bổng trị giá 600 USD mỗi sinh viên sẽ được tiếp nhận nhiều chương trình tập huấn kĩ năng mềm, tiếng Anh và cơ hội tham quan Nhà máy Nhiệt điện BOT Mông Dương 2 do Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương đầu tư và vận hành.

Ngoài ra, kể từ tháng 9 năm 2016, AES-TKV đã tài trợ cho 23 học sinh là người dân thuộc hộ ảnh hưởng của Dự án Bãi thải xỉ 2 để theo học Chương trình Giáo dục thường xuyên. Tuổi trung bình của các học sinh là 25 tuổi. Chương trình được tổ chức và thực hiện bởi Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thành phố Cẩm Phả trong khuôn khổ Chương trình Phục hồi sinh kế của Công ty. Chương trình giáo dục thường xuyên nhằm giúp người dân ảnh hưởng có được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, một trong những điều kiện tiên quyết để họ có được nghề nghiệp ổn định trong tương lại. Đây là một trong nhiều nỗ lực của Công ty để giúp người dân địa phương đa dạng hóa các nguồn thu nhập và chuyển đổi từ các nông nghiệp sang các công việc trả lương nhằm nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân khi đất nông nghiệp không còn nhiều tại địa phương.

Đến nay, Chương trình đã đạt được những thành tựu nhất định, cụ thể là 100% học sinh của Chương trình đã tốt nghiệp năm đầu tiên của chương trình PTTH và hiện đang học năm thứ hai. Để cổ vũ tinh thần học sinh phấn đấu tốt hơn trong học tập, ngày 24 tháng 2 năm 2018 vừa qua, Giám đốc Nhà máy, ông Kevin Pierce đã gặp và ghi nhận những học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc trong kỳ một của năm học thứ hai.

Cùng với nhiều chương trình tài trợ giáo dục khác, Chương trình Đào tạo thường xuyên đã đem đến nhiều sự thay đổi quan trọng trong tư duy giáo dục của người dân địa phương. Họ đã đánh giá cao hơn tầm quan trọng của việc đầu tư cho

chuẩn bị tốt hơn để ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi kỹ năng cao thay vì các công việc lao động phổ thông trước đây. Nhiều người đã có được công việc ổn định làm việc tại Nhà máy. Tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2018, có 112 người từ phường Mông Dương, 74 từ xã Cộng Hòa và 27 người từ xã Cẩm Hải làm việc cho Nhà máy theo hợp đồng với AES-TKV, các nhà thầu và các bên cung cấp dịch vụ khác, chiểm 33.43% tổng số lao động Việt Nam tại Nhà máy.

Ông David Stone, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện lực AES-TKV Mông Dương chia sẻ: Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao ngay tại địa phương là một trong những trọng tâm của phát triển bền vững mà AES và các bên đối tác của chúng tôi theo đuổi tại thị trường Việt Nam và tất cả các thị trường chúng tôi hoạt động. Học bổng và những kỹ năng mà chúng tôi trang bị cho các sinh viên suất xắc ngày hôm nay là chính là nguồn động lực giúp các em tiếp tục phấn đấu trong học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân để trở thành chủ nhân tương lai của ngành năng lượng Việt Nam và AES là một phần trong đó.

Ngoài chương trình học bổng, Công ty đã triển khai nhiều chương trình phát triển cộng đồng khác chú trọng vào giáo dục, y tế và bảo vệ mội trường trong suốt 6 năm qua với tổng trị giá lên tới hơn 7 tỷ đồng.

* Công ty dầu thực vật Cái Lân (Công ty dầu thực vật Cái Lân, 2017)

Ngoài việc tập trung xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, CALOFIC còn thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Nhằm quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, hàng năm, Công ty tổ chức khám chữa bệnh định kỳ, tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho người lao động. Thương hiệu CALOFIC còn gắn liền với nhiều hoạt động xã hội – từ thiện: cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xây dựng nhà tình thương, xây dựng quỹ Học bổng CALOFIC dành cho trẻ em nghèo của tỉnh Quảng Ninh với tổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng, Học bổng Nguyễn Thị Minh Khai, hỗ trợ phẫu thuật nhân đạo cho các trẻ em bị dị tật về mắt, sứt môi, hở vòm miệng và dị tật vận động…

2.3.1.3. Về môi trường

Nguồn: Tổng cục thống kê và Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh

Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn FDI và sản lượng CO2ở tỉnh Quảng Ninh năm 2010- 2017

Cũng như sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nhờ một phần nguồn vốn FDI. Khi những nhà máy, công trình đưa vào khai thác tạo nên sản lượng đóng góp cho GRDP tỉnh nhà, thì thay vào đó, trong quá trình phát triển, lượng khí thải thải ra môi trường cũng vì thế tăng lên. Nhìn vào đồ thị ta thấy, cùng với lượng tăng GRDP, lượng khí thải CO2 tương ứng cũng tăng với độ dốc thoải hơn. Điều này khá hợp lý cho việc định hướng phát triển bền vừng của tỉnh. Để kiểm chứng cho việc FDI có thực sự ảnh hưởng đến sản lượng môi trường không? Tác giả đã sử dụng ma trận hệ số tương quan để kiểm chứng mối liên hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sản lượng khí thải ra môi trường trong giai đoạn 2010-2017

Bảng 2.6: Ma trận hệ số tương quan giữa FDI và lượng khí CO2

FDI (triệu USD) Sản lượng CO2(nghìn tấn)

FDI (triệu USD) 1 _

Hệ số ma trận tương quan của FDI và lượng khí CO2là 0.945624, thể hiện mối quan hệ cùng chiều của dòng vốn nước ngoài vào Quảng Ninh và khối lượng khí CO2thải ra môi trường.

Nguồn: Tổng cục thống kê và Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh

Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ giữa sản lượng CO2và FDI

Cụ thể sau đây là vấn đề ô nhiễm tại khu vực các KCN, KKT nơi tập trung phần lớn là các doanh nghiệp, dự án FDI của tỉnh Quảng Ninh

* Môi trường không khí:

- Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn: Vốn FDI được đầu tư nhiều vào các khu công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, tuy nhiên các doanh nghiệp đã tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường, hầu hết các khu vực lân cận các cụm, KCN trên địa bàn tỉnh đều không bị ô nhiễm tiếng ồn, giá trị độ ồn trung bình đo được hầu hết đều nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT.

- Diễn biến ô nhiễm các khí SO2, NO2, CO và O3: Các khu vực lân cận các cụm, KCN không bị ô nhiễm các khí SO2, NO2, CO và O3. Nồng độ các khí này tại các kỳ quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.

Nguồn: (Phạm Văn Cường, 2015)

Biểu đồ 2.8: Diễn biến nồng độ SO2trong không khí tại khu vực chịu tác động của hoạt động khoáng sản

Nguồn: (Phạm Văn Cường, 2015)

Biểu đồ 2.9: Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí tại khu vực chịu tác động của hoạt động khoáng sản

Các hoạt động khai thác, kinh doanh, chế biến than và khoáng sản khác thường sử dụng các loại thiết bị, máy móc, xe vận tải cỡ lớn, là những phương tiện phát thải nhiều khí SO2, NO2, CO và O3. Tuy nhiên, hoạt động phát thải này thường

các kết quả quan trắc đều cho thấy nồng độ các khí CO, SO2, NO2, O3 ở mức thấp và có xu hướng ổn định, nằm trong GHCP của QCVN 05:2013/BTNMT.

* Môi trường nước tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

Tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đều đã có hệ thống xử lý nước thải, theo đó 95% nước thải được xử lý trước khi xả thải, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải, tuy nhiên, hoạt động bốc rót nguyên vật liệu cho sản xuất của các KCN chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo vệ môi trường, vẫn để vật liệu rơi vãi ra môi trường nước.

Công ty dầu thực vật cái lân - CALOFIC là dự án FDI lớn tại tỉnh Quảng Ninh cũng rất quan tâm và tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. Toàn bộ hệ thống nước thải của công ty đã được đưa về khu xử lý kỹ thuật, có các bể lắng, đọng, hóa chất, cuối cùng được bơm lên cao tạo áp lực và được kiểm tra kỹ trước khi đưa trả lại môi trường. Những rác thải đặc biệt, công ty “đóng hòm” gửi lên Công ty Môi trường Xanh Hà Nội để xử lý.

- Nhiệt điện: Trên khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có 3 nhà máy nhiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 70 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)