Một số định hướng cơ bản thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 95 - 100)

của tỉnh Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế để phát triển đa dạng các ngành kinh tế, là cửa ngõ mở ra biển lớn cho cả nước ở phía Bắc và khu vực để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, giao lưu kinh tế, là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, xét trên phương diện là địa phương tiếp nhận nguồn vốn FDI, Quảng Ninh trong thời gian tới phải xác định rõ tư thế chủ động trong thu hút FDI theo hướng thu hút vào các lĩnh vực trọng tâm là du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao. Định hướng này phải được xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu địa phương và mong muốn của nhà đầu tư để tìm tiếng nói chung. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để hướng dòng vốn FDI vào các trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh mang tính khả thi cao. (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2012)

Đứng trước bối cảnh FDI khu vực và thế giới đang có những diễn biến xu hướng hết sức phức tạp, tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức một cách sâu sắc những định hướng FDI của cả nước và tìm ra hướng đi cho FDI tại tỉnh Quảng Ninh. Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, không chỉ rất cần đến sự tham gia sâu rộng hơn của khu vực FDI mà còn mong muốn có sự cải thiện về chất hoạt động FDI trong nền kinh tế. Không chỉ ở môi trường quốc tế mà ngay trong cả nội bộ một quốc gia, cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng tăng giữa các quốc gia và các địa phương trong một quốc gia. Vì vậy tìm ra một định hướng FDI cho Quảng Ninh là điều hết sức cấp thiết, tạo ra một hướng đi mới cho cả một thời kỳ. Nhận thức rõ vấn đề này, trên cơ sở phân tích các xu hướng FDI thế giới và quán triệt quan điểm, định hướng FDI chung của cả nước, phục vụ mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội toàn tỉnh, Quảng Ninh đã quán triệt định hướng mới trong thu hút FDI như sau: Định hướng thu hút FDI của tỉnh phải phục vụ mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào chủ yếu tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh. FDI phải tăng chất lượng và quy mô của một dự án đầu tư. Phấn đấu hàm lượng công nghệ trong các dự án chiếm 45-50%, chuyển từ phát triển công nghiệp nặng là chủ yếu dần sang phát triển công nghiệp phụ trợ kỹ thuật cao, giảm thiểu tác động môi trường, giảm xuất thô, khai thác tối đa lợi thế Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.

Định hướng nâng cấp FDI hàm chứa 4 yếu tố sau:

- Định hướng chất lượng và hiệu quả cao xuất phát từ thực trạng các dự án FDI vừa qua trên địa bàn tỉnh. Tổng vốn đầu tư lớn nhưng tốc độ giải ngân chưa cao. Mức đóng góp của khu vực FDI vào GDP, tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, kim ngạch xuất nhập khẩu và việc làm còn thấp so với tiềm năng thực sự của tỉnh. Các dự án chủ yếu là gia công nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên, ít chất xám, tốc độ chuyển giao công nghệ chưa cao.

- Chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI cần được xem xét dưới góc độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với từng ngành, vùng và địa phương trong tỉnh.

- Các dự án FDI phải đảm bảo tính bền vững, góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế ít cacbon, phục vụ mục tiêu nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh của tỉnh. Trong thời gian tới, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh là tăng trưởng xanh, giảm thiểu tác động lớn đến môi trường. Do đó các dự án FDI đòi hỏi các nhà đầu tư phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, có đủ kinh phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, có công nghệ phát thải ít khí các-bon theo mức tiên tiến của thế giới. - Công nghệ hiện đại đòi hỏi các nhà đầu tư phải nhập khẩu máy móc trang thiết bị tiên tiến, phù hợp với từng loại dự án, đối với dự án công nghệ cao phải có tỷ lệ hợp lý vốn đầu tư R&D.

Định hướng FDI thời gian tới phải chuyển nhanh từ lợi thế lao động phổ thông và tiền công thấp sang lao động có kỹ năng để đạt được hai mục tiêu đồng thời: Một là ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông dành ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước; hai là thu hút FDI vào ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại với cam kết về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sư, công nhân có sức tiếp cận tầm quốc tế.

Định hướng nâng cấp FDI không nằm ngoài mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh giai đoạn 2012-2020, đồng thời tuân thủ theo đúng định hướng chung về đầu tư nước ngoài của chính phủ. Điều này có nghĩa cơ cấu thu hút và sử dụng FDI phải được thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng FDI, xóa bỏ tư duy cứ nhiều là tốt, phải sàng lọc dự án FDI, lựa chọn dự án có sự lan tỏa lớn, đảm bảo yếu tố môi trường, định hướng đầu tư vào những khu vực phù hợp.

Một là, thu hút vốn FDI trong giai đoạn đến năm 2020 phải được điều chỉnh theo hướng chuyển từ thiên về số lượng sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cần có sự ưu tiên các dự án có công nghệ và dịch vụ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, ít phát thải khí cácbon và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, công nghệ thân thiện với môi trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng “kinh tế xanh” và phát triển bền vững; tập trung thu hút FDI vào ngành, lĩnh vực ưu tiên về hạ tầng, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp; hình thành chuỗi giá trị, mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, khắc phục tình trạng lãng phí đất đai, đầu tư theo phong trào.

Hai là, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi đối với các dự án FDI theo nguyên tắc không chỉ ưu đãi theo ngành, lĩnh vực mà gắn với vùng, lãnh thổ; thu hút các dự án FDI theo lợi thế, tiềm năng của từng địa phương. Chính sách ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với dự án FDI lớn của các tập đoàn công nghệ cao, tạo ra tiềm lực và sức lan toả lớn trong từng sản phẩm, từng ngành kinh tế. Rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế và triển khai áp dụng hệ thống quy định, yêu cầu bắt buộc về công

các hoạt động đầu tư có hiệu quả, đồng thời giảm thiểu những mặt hạn chế, tiêu cực như nhập khẩu nhiều nhưng chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu; lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật để thực hiện chuyển giá, kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp để chuyển lợi nhuận về nước, không có đóng góp hoặc đóng góp rất thấp cho nguồn ngân sách nhà nước.

Ba là, bên cạnh việc thu hút FDI từ các nhà đầu tư truyền thống, tỉnh cũng cần định hướng thu hút FDI từ các nước có nền công nghệ hiện đại như Mý, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... để có thể nắm bắt được công nghệ phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, thực hiện phương thức kết hợp công-tư đối với dự án hạ tầng kỹ thật, áp dụng hình thức đầu tư mới, sáp nhập và mua lại vì những công ty này sử dụng công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao, ít gây hại đến môi trường và sắn sang chuyển giao công nghệ. Hơn nữa những công ty này cũng sẽ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa phương để phục vụ cho công ty, góp phần tạo việc làm và nâng cao trình độ lao động cho lực lượng lao động địa phương. Những công ty này có mạng lưới thị trường rộng lớn, thường thực hiện những dự án có giá trị lớn nên sẽ đem lại nhiều thu nhập cho tỉnh, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp trong tỉnh có thể hợp tác, nắm bắt và học tập được phương thức sản xuất, kinh doanh tiến bộ của những công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới này.

Bốn là, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng cần tự mình xây dựng chiến lược cho riêng mình để tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu dựa vào những lợi ích lan tỏa từ sự đầu tư của các tập toàn, các công ty xuyên quốc gia lớn, có thể là từ việc đảm nhiệm nhà thầu phụ, nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, cung ứng nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ tay nghề cao. Chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách riêng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh trong việc phát triển kinh doanh của mình.

Năm là, hướng dòng vốn FDI vào các ngành thế mạnh và nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển như ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Xây dựng các ngành

này phát triển hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Ninh cũng như của Việt Nam.

Sáu là, thực hiện công tác xúc tiến Thương mại để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữ cơ quan xúc tiến đầu tư, cơ quan xúc tiến Thương của nhà nước với các cơ quan, tổ chức của địa phương để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư theo một hướng thống nhất, tránh để lãng phí nguồn nhân nguồn lực tài chính của địa phương.

Hơn nữa, với việc chuẩn bị trở thành đặc khu kinh tế có tầm cỡ quốc tế trong thời gian sắp tới, Vân Đồn đã và đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu đến từ khắp các tỉnh thành và các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đơn vị hành chính –kinh tế đặc biệt tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2018), sau đó sẽ xem xét thông qua nghị quyết thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Như vậy, chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa, Vân Đồn cũng như những đặc khu kinh tế khác sẽ bước vào chặng đường phát triển mới.

Để chuẩn bị cho đặc khu Vân Đồn trong tương lai, tỉnh Quảng Ninh đang tích cực đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông; kêu gọi thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn trong và ngoài nước phát triển các dự án về dịch vụ, du lịch, công nghệ cao…

Cụ thể, tính đến quý 1/2018, ngành Giao thông Quảng Ninh sẽ hoàn thành 85km đường cao tốc từ Hải Phòng (điểm cuối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) đến sân bay Vân Đồn. Như vậy, thay vì mất 4h30’ để di chuyển bằng xe ô tô từ Hà Nội - Hạ Long – Vân Đồn, thì nay với tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Vân Đồn, thời gian di chuyển sẽ chỉ mất 1h30’. Chưa hết, trong tháng 5 tới đây cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là "cánh cửa bầu trời" nối Quảng Ninh với thế giới chính thức đi vào hoạt động sẽ tạo bước đột phá cho toàn bộ đặc khu kinh tế Vân Đồn nói riêng và toàn Quảng Ninh nói chung. Vì vậy có thể thấy Quảng Ninh sẽ là tâm điểm thu hút FDI mạnh trong thời gian tới. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với tỉnh Quảng Ninh trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn FDI vào tỉnh. Tỉnh

Quảng Ninh cần có chiến lược rõ ràng để tránh việc nguồn vốn FDI chảy ồ ạt vào tỉnh gây ra nhiều vấn nạn như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội tăng cao do nguồn lao động từ nhiều nơi khác di cư đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)