Thực trạng thu hút vốn FDI tại Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 62)

2.2.1. Yêu cầu trong công tác thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh

Theo báo cáo tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2010- 2015 của Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ninh, tỉnh cần tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trọng tâm, dự án trọng điểm như xây dựng hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối nhanh hơn với khu vực và quốc tế; nhất là tại các địa bàn trọng điểm như thành phố Hạ Long, hai KKT Vân Đồn, Móng Cái, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các dự án hạ tầng về du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng khu kinh tế, khu

Xác định rõ địa bàn trọng điểm, đối tác, nhà đầu tư chiến lược trong giai đoạn sắp tới để xúc tiến đầu tư. Xúc tiến đầu tư đối với các Tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các công ty vừa và nhỏ (đối với ngành công nghiệp hỗ trợ) trong và ngoài nước có định hướng, chiến lược phát triển mở rộng thị trường, cam kết đầu tư lâu dài. Thị trường mục tiêu là các nước: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông.

Một số dự án trọng điểm có tính động lực cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư: Đường cao tốc Vân Đồn- Tiên Yên (bao gồm cả cầu Vân Tiên), đường cao tốc Tiên Yên- Móng Cái, cảng Vạn Gia (thành phố Móng Cái); Các dự án sân Golf; Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino tại Vân Đồn; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Việt Hưng giai đoạn 2 (TP Hạ Long), KCNĐầm Nhà Mạc(TX Quảng Yên); Các dự án thành phần KCN Đông Mai (TX Quảng Yên); Hệ thống trường học tiêu chuẩn quốc tế;Phát triển hệ thống xử lý nước thải tại các địa phương; Các dự án thành phần thuộc Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây (huyện Đông Triều)...

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư

Để hệ thống, chuyên nghiệp hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới sẽ tích cực hợp tác với các đơn vị, viện nghiên cứu,các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài để triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng và đối tác đầu tư.Tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng cường hoạt động phối hợp với Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam tại Nhật Bản (VERI) để nghiên cứu tiềm năng, xu hướng các đối tác đầu tư Nhật Bản vào Quảng Ninh trong thời gian tới. Đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ với các tổ chức sẵn có như JETRO, JICA, KOTRA, KCCI…để thu thập các thông tin số liệu, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc vào Việt Nam.

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Hệ thống hóa, số hóa các số liệu, dữ liệu về các quy hoạch; môi trường đầu tư; các quy định pháp luật,chính sách, thủ tục về đầu tư, môi trường, đất đai, cơ sở dữ

bàn tỉnh...nhằm hỗ trợ nhà đối tác đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, triển khai lập quy hoạch chi tiết dự án và lập dự án đầu tư; Xây dựng cơ sở dữ liệu về các công ty, nhà đầu tư để mời gọi đầu tư và xây dựng hệ thống thông tin các nhà cung cấp, nhà thầu, nguồn cung ứng đầu vào trong quá trình triển khai dự án của nhà đầu tư.

Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Tiếp tục rà soát và cập nhật và xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, tiến hành rà soát thực trạng các dự án đã được thực hiện, các dự án đã có chủ đầu tư hay cấp chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai, các dự án đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất…tránh tình trạng các dự án treo, kêu gọi các Nhà đầu tư có đủ năng lực để kêu gọi thu hút đầu tư. Phát triển thông tin cụ thể hơn cho mỗi dự án để có thể xúc tiến đầu tư theo chuyên đề, lĩnh vực riêng, cụ thể.

Hiện nay một số huyện đã tiến hành xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào địa phương mình. Thời gian tới sẽ tiếp tục khuyến khích các địa phương triển khai xây dựng danh mục thông tin các dự án theo hướng chuyên nghiệp, cụ thể và đầy đủ để cung cấp cho các nhà đầu tư.

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Tổng hợp, xây dựng, cập nhập, bổ sung, chỉnh sửa thông tin của bộ tài liệu xúc tiến đầu tư phù hợp với tình hình thực tiễn từng thời điểm, bao gồm cẩm nang xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh, thông tin chi tiết về Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, phim giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh…với các ngôn ngữ tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn. Chuẩn bị quà tặng, đồ lưu niệm mang tính đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh, tạo ấn tượng đối với nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ nghiên cứu xây dựng ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư của từng đơn vị để phục vụ cho các dự án theo nhu cầu phát triển riêng của từng địa phương.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư

- Tổ chức các chuyến làm việc, chủ động gặp gỡ và tiếp tục làm việc với các tổ chức, hiệp hội có vai trò kết nối, xúc tiến đầu tư. Trong đó, tập trung vào các đơn vị như: Đại sứ quán Hàn Quốc, Mỹ, Canada; Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBAV); Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO); Tổng Hội thương gia Đài Loan tại Việt Nam; Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc; Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI); Tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA); Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham); Phòng Thương mại Mỹ (Amcham).

- Tổ chức xúc tiến đầu tư ở nước ngoài tại các thị trường mục tiêu là các nước: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông...

- Tổ chức xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực hoặc địa bàn cụ thể với sự tham gia của các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, tăng cường vai trò xúc tiến đầu tư của các sở ngành, địa phương.

- Phối hợp với các đại diện Tham tán kinh tế, đầu tư của các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. Tranh thủ sự hỗ trợ của các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến đầu tư cho Quảng Ninh tại nước ngoài.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước viết bài, làm phóng sự quảng bá, giới thiệu qua các kênh truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúngnhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh, những chính sách thu hút đầu tư, các dự án kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh. Trong năm 2016 nghiên cứu ký kết thêm chương trình phối hợp với Báo Đầu tư.

Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

Mời chuyên gia trong nước, quốc tế hỗ trợ thực hiện hoạt động XTĐT, từng bước nâng cao trình độ của cán bộ chuyên trách làm XTĐT, nắm bắt và cập nhật tình hình kinh tế xã hội, bối cảnh kinh tế quốc tế. Trong năm 2016 sẽ tập trung vào một số chuyên đề (nhận diện nhà đầu tư, kỹ năng thuyết trình…). Đồng thời tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT trong các ngành, lĩnh vực do

Hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư

Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Xác định công tác XTĐT tại chỗ là một hình thức quan trọng, hiệu quả và thông qua các nhà đầu tư đã thành công tại Việt Nam, tại Quảng Ninh để thông tin về kinh nghiệm đầu tư và giới thiệu về môi trường đầu tư tại Quảng Ninh tới các nhà đầu tư khác.

Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

Tổ chức các đoàn đi khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xúc tiến đầu tư, mô hình phát triển các KCN, KKT, ĐKKT ở trong và ngoài nước. Học tập kinh nghiệm của các địa phương đã có kinh nghiệm và thành công trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc tham gia vào các đoàn xúc tiến đầu tư ở nước ngoài do Cục Đầu tư nước ngoài tổ chức.

Tiếp tục triển khai hợp tác Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO) để triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở Chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và JETRO, Nhật Bản. Triển khai Chương trình phối hợp năm 2016 giữa Bộ phận Japan Desk (Quảng Ninh) và Văn phòng đại diện đầu tư, thương mại, du lịch của Quảng Ninh tại Tokyo (Nhật Bản).

2.2.2. Tình hình cấp phép đầu tư

Quảng Ninh bắt đầu có dự án FDI từ năm 1989, năm 2015 đã thu hút được 190 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD, kể cả vốn tăng thêm. Tính đến thời hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 120 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt xấp xỷ 5,7 tỷ USD đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tại các KCN,KKT trên địa bàn tỉnh có tổng số 58 dự án FDI cìn hiệu lực đang thực hiện hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh (gồm 35 dự án tại 7 KCN, 4 dự án tại KKT Vân Đồn, và 20 dự án tại KKT cửa khẩu), còn lại

62 dự án ngoài KCN,KKT; ngoài ra có hơn 10 Văn phòng đại diện và chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không kèm dự án đầu tư.

Trong đó, giai đoạn 2010 - 2015, thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt hơn

3,7 tỷ USD/ chiếm 68% tổng số vốn đầu tư đã cấp, đến tháng 12/2015 lũy kế vốn thực hiện ước đạt khoảng 4.021 triệu USD/5.466 triệu USD, đạt 73%. Tổng số dự án cấp mới trong giai đoạn 2010- 2015 là 41 dự án, trong đó có 24 dự án nằm ngoài Khu công nghiệp, Khu kinh tế chiếm gần 58% tổng số dự án cấp mới trong giai đoạn này; 17 dự án nằm trong KCN và KKT.

Trong năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện thẩm định, cấp mới giấy CNĐKĐT cho 12 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5.452 triệu USD; Điều chỉnh giấy CNĐKĐT cho 10 lượt dự án; trong đó điều chỉnh tăng vốn 13,2

triệu USD cho 04 dự án còn lại điều chỉnh các nội dung khác; Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 558,5 triệu USD tương đương 12.845,7 tỷ đồng; tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể:

- Cấp mới Giấy CNĐKĐT cho 12 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm: (1) Dự án Phát triển Tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh( 315,4 triệu USD); (2) Nhà máy Sản xuất khăn mặt, khăn tắm cao cấp và các sản phẩm liên quan tại KCN Texhong - Hải Hà của Công ty TNHH Đại Đông Việt Nam (50,0 triệu USD); (3) Nhà máy nhuộm, dệt may tại KCN Texhong Hải Hà của Công ty TNHH Dệt may Bắc Giang Việt Nam (77,41 triệu USD); (4) Nhà máy Nhuộm tại KCN Texhong Hải Hà của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật nhuộm Texhong Việt Nam (30,0 triệu USD); (5) Dự án Khu tổ hợp Nhà xưởng Việt Nam Nga của Công ty TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Nga Quảng Ninh (24,0 triệu USD); (6) Dự án Vega Balls Việt Nam tại KCN Đông mai của Công ty TNHH Vega Balls (Việt Nam) (15,0 triệu USD); (7) Nhà máy may mặc tại KCN Texhong Hải Hà của Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt (Việt Nam) (12,0 triệu USD); (8) Dự án Khu Phức hợp giáo dục quốc tế Singapore (3,5 triệu USD); (9) Dự án Trường liên cấp quốc tế Singapore (1,9 triệu USD); (10) Dự án Khách sạn Thái Bình Dương (3,5 triệu USD); (11) Dự án Công ty TNHH

Phát triển Vận Tải, dịch vụ du lịch và thương mại Long Đức (12 triệu USD); (12) Dự án công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Lập Dương Việt Nam (400.000 USD).

- Cấp Giấy CNĐKĐT điều chỉnh cho 10 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó điều chỉnh tăng vốn cho 04 dự án bao gồm: (1) Dự án Nhà máy Xay lúa mì VFM của Công ty TNHH Xay lúa mì VFM- Wilmar tại KCN Cái Lân (tăng vốn 374.000 USD); (2) Nhà máy sản xuất sợi cao cấp của Công ty TNHH Hồng Hải tại KCN Hải Yên (tăng vốn thêm 2,4 triệu USD); (3) Dự án Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân tại KCN Cái Lân (tăng vốn thêm 3,5 triệu USD); (4) Dự án Sản xuất giầy dép Bách Năng (tăng vốn thêm 7 triệu đô).

Trong năm 2017, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 65,8 triệu USD; điều chỉnh giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho 12 lượt dự án trong đó điều chỉnh tăng vốn 34,9 triệu USD cho 6 dự án, còn lại điều chỉnh các nội dung khác. Tổng vốn thu hút mới năm 2017 đạt 100,7 triệu USD, tương đương 2.290 tỷ đồng.

Nhìn chung, các dự án FDI bước đầu đã đáp ứng các mục tiêu đề ra, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy các tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư

- Về cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư: 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Quảng Ninh, trong đó Mỹ giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký 2,148 tỷ USD/3,7 tỷ USD với 03 dự án chiếm gần 56% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Nhật Bản 01 dự án: 351 triệu USD; Hồng Kông, Trung Quốc tổng vốn đầu tư đăng ký 06 dự án với hơn 47 triệu USD, còn lại các dự án khác được đăng ký bởi các nhà đầu tư đến từ Singapore, Indonesia, Canada, Hàn Quốc…

- Về cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư: trong tổng số 41 dự án đầu tư có 24 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI: 40,3 triệu USD; 02 dự án đầu tư theo hình thức BOT: 2.498 triệu USD; 01 dự án đầu tư theo hình thức BT: 44,7 triệu USD; còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức liên doanh với trên 119 triệu USD.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Quảng Ninh

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư

- Về địa bàn đầu tư: hầu hết các dự án tập trung vào địa bàn thành phố Hạ Long với 24 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 173 triệu USD; tiếp theo là thành phố Cẩm Phả với 02 dự án với trên 2,1 tỷ USD (Cẩm Phả là địa phương thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trong tỉnh); Đông Triều, Hải Hà, Hải Yên, Hoành Bồ, Quảng Yên, Đông Triều,...

- Về quy hoạch: gồm 24 dự án ngoài KCN, KKT với tổng số vốn đầu tư là 2,6 tỷ USD chiếm hơn 70% tổng số vốn đầu tư đăng ký; 14 dự án trong KCN và 03 dự án nằm trong Khu kinh tế, các dự án này nằm trong định hướng thu hút đầu tư theo luật đầu tư và của tỉnh.

-Về cơ cấu đầu tư theo ngành nghề:

Lĩnh vực công nghiệp với tổng số 17 dự án vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD, chiếm hơn 83% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực Xây dựng 02 dự án với số vốn đầu tư trên 438 triệu USD; tiếp theo là du lịch - dịch vụ với số 19 dự án, vốn đầu tư hơn 182 triệu USD, số vốn đầu tư còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

- Về đóng góp lao động: đến thời điểm tháng 2017, có khoảng trên 29.000 lao động đang làm việc trực tiếp tại các dự án FDI trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)