Đo lường FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 38 - 41)

Việc đo lường FDI và các hoạt động kinh tế liên quan sẽ rất hữu ích cho việc xem xét xu hướng và mô hình FDI tại cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, phân tích tác động của FDI và sản xuất quốc tế đối với nền kinh tế nước chủ đầu tư và cung cấp một nền tảng cho các quyết định chính sách về FDI và cho đàm phán quốc tế về FDI. Nhìn chung dữ liệu được thu thập về FDI kém hơn so sánh dữ liệu về thương mại quốc tế và số liệu ở cấp độ ngành ở đa số quốc gia đều thiếu. Tuy nhiên, dữ liệu về một số thước đo là có sẵn với số lượng nhiều tại một số nước nhất định. (Phạm Thị Mai Khanh, 2009)

Thước đo phổ biến nhất là dòng FDI và lượng FDI lũy kế. Dữ liệu về các thước đo này được thu thập dựa trên cơ sở tiêu chí về sở hữu để xác định FDI, thường dựa trên các định nghĩa của IMF và OECD và không tính tới các dạng không góp vốn của FDI. Mặc dù những thước đo này còn nhiều hạn chế, dữ liệu về

dòng và lượng FDI lũy kế sẵn có tại nhiều quốc gia và vì thế cho phép so sánh giữa các quốc gia, đồng thời tạo cơ sở cho việc thu được dữ liệu tổng hợp cho khu vực và toàn cầu.

Những thước đo khác về FDI liên quan đến hoạt động của các công ty mẹ và các công ty con, ví dụ như chi phí đầu tư, doanh thu bán hàng, tài sản, số lao động, đầu ra, xuất khẩu…Dữ liệu về những tiêu chí này được thu thập tại một số nước. Dữ liệu về số lượng công ty mẹ và các công ty con của TNC theo nước được UNCTAD thu thập từ từng nước riêng lẻ. UNCTAD cũng thu thập dữ liệu về tài sản, doanh thu bán hàng, lao động và số lượng công ty con của hàng trăm các TNC lớn nhất trên toàn cầu.

Dòng FDI được do như giá trị của tất cả các giao dịch vốn giữa các nhà đầu tư trực tiếp (các công ty mẹ) và các công ty con nước ngoài của chúng trong một thời kì nhất định. Dữ liệu được thu thâp hàng năm bởi mỗi quốc gia riêng biệt về dòng FDI ra (vốn được cung cấp trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp liên quan khác của nhà đầu tư tại nước đó, tới các công ty con nước ngoài của chúng) và dòng dòng FDI vào (vốn mà các công ty con nước ngoài đặt tại nước đó nhận được từ các công ty mẹ của chúng, trực tiếp hoặc thông qua các công ty có liên quan khác). Dữ liệu được ghi trong các cân thanh toán của quốc gia như “đầu tư trực tiếp có” (đề cập tới dòng FDI vào) và “đầu tư trực tiếp nợ” (đề cập tới đầu tư trực tiếp ra).

Bên cạnh dữ liệu về dòng FDI vào và ra, báo cáo cán cân thanh toán của các quốc gia cũng có dữ liệu về dòng thu nhập đầu tư trực tiếp từ các công ty con nước ngoài sang các công ty mẹ. Vì vậy đối với mỗi quốc gia, dữ liệu được báo cáo về dòng thu nhập đầu tư trực tiếp vào các công ty con nước ngoài của các công ty mẹ đặt tại nước đó và dòng thu nhập đầu tư trực tiếp ra của các công ty con đặt tại nước ngoài của các công ty mẹ nước ngoài.

Trong khi dòng FDI đo lường vốn FDI ra và vào hàng năm, FDI lũy kế là giá trị tích lũy của các tài sản là kết quả của các dòng vốn đó. FDI lũy kế được đo lường bằng phần của công ty mẹ trong vốn và dự trữ của công ty con (bao gồm lợi nhuận được giữ lại) cộng thêm phần vay nợ ròng của công ty con đối với công ty mẹ. FDI

ra lũy kế của 1 quốc gia là tổng FDI lũy kế của các công ty mẹ đặt tại quốc gia đó và FDI vào lũy kế của một quốc gia là tổng FDI lũy kế mà các công ty mẹ nước ngoài nắm giữ trong các công ty con đặt tại quốc gia đó.

FDI lũy kế cho biết vị trí đầu tư trực tiếp của một quốc gia tại một thời điểm nhất định. Nếu các dòng FDI dương, cho dù là chúng giảm dần theo năm, chúng vẫn làm tăng FDI lũy kế của các quốc gia. FDI lũy kế cho thấy bức tranh dài hạn về hoạt động FDI của một quốc gia hơn là dòng FDI , những dòng vốn có thể biến đổi nhiều theo từng năm.

Dữ liệu về FDI lũy kế ra và vào được thu thập tại một số quốc gia thông qua các cuộc khảo sát định kỳ các doanh nghiệp đầu tư trưc tiếp (các công ty mẹ và các công ty con nước ngoài của chúng và các công ty con của nước ngoài tại quốc gia đó) những cuộc khảo sát này cũng giúp thu thập được các dữ liệu về tài chính và hoạt động khác. Giá trị lũy kế thu được từ những cuộc khảo sát này phản ánh tổng thể giá trị ghi sổ của tài sản (trên cơ sở lịch sử) hơn là phản ánh giá trị thị trường, là dữ liệu được ưa chuộng hơn để làm cơ sở cho việc đánh giá cổ phiếu nhằm so sánh tài sản của những công ty khác nhau. Trong khoảng thòi gian giữa các cuộc khảo sát định kỳ và trong trường hợp các quốc gia không tiến hành các cuộc điều tra như vậy, dữ liệu lũy kế có thể được ước tính thông qua việc cộng các dòng FDI hàng năm.

Dữ liệu về dòng FDI và FDI lũy kế được sử dụng rộng rãi để xem xét xu hướng FDI của các quốc gia và so sánh giữa các quốc gia, cả về bản thân dòng FDI và FDI lũy kế lẫn tầm quan trọng tương đối của chúng đối với chỉ số quốc gia khác như tổng đầu tư cố định và GDP. Chúng được sử dụng như những chỉ số không chỉ của các dòng vốn và nguồn lực (hàng năm và lũy kế) là kết quả hoạt động của các TNC, mà còn như những chỉ số tương đối về hoạt động sản xuất quốc tế của các TNC. Tuy nhiên cần ghi nhận rằng, dòng FDI không phải là đầu tư theo nghĩa là tài khoản thu nhập quốc gia (chi phí cho các hàng hóa vốn mới hoặc tài sản cố định), mà là dòng vốn theo nghĩa cán cân thanh toán (có và nợ trong tài khoản vốn quốc tế). Vì thế, mặc dù khái niệm FDI liên quan đến việc mở rộng qua biên giới của sản xuất của các TNC (và vì thế đầu tư vào vốn cố định hoặc cơ sở sản xuất), những

thay đổi tương ứng của năng lực sản xuất và hoạt động sản xuất của TNC. Thêm vào đó, điều này có thể xảy ra không chỉ vì không phải tất cả các dòng tài chính được báo cáo là FDI đều chuyển vào đầu tư cố định tại các công ty con nước ngoài, mà còn bởi bên cạnh dòng FDI, TNC có thể dựa vào những nguồn lực khác (ví dụ như vay nợ tại nước chủ nhà hoặc trên thị trường quốc tế) để tài trợ cho đầu tư tại các công ty con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút FDI HƯỚNG tới PHÁT TRIỂN bền VỮNG tại TỈNH QUẢNG NINH (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)